Xác định mức độ khuyết tật ở nơi tạm trú được không?
Xin chào tổng đài tư vấn chế độ chính sách! Gia đình tôi có hộ khẩu ngoài miền bắc nhưng cả nhà tôi đang tạm trú và làm ăn tận trong Bình Dương. Tôi có một cháu nhỏ bị câm, điếc bẩm sinh nên muốn làm thủ tục hưởng chế độ người khuyết tật cho cháu. Tuy nhiên, do việc đi lại từ miền nam ra miền bắc rất khó khăn và vất vả nên tôi muốn hỏi là tôi có thể thực hiện thủ tục xác định mức độ khuyết tật cho con ở nơi tạm trú có được không ạ? Xin cảm ơn sự giải đáp của tổng đài!
- Giải quyết khi Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không đưa ra được kết luận
- Căn cứ xác định mức độ khuyết tật
- Không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật
Tư vấn chế độ chính sách:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Trường hợp của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Căn cứ pháp luật: Điều 5 Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Điều 5. Thủ tục và trình tự thực hiện xác định, xác định lại mức độ khuyết tật
1. Khi có nhu cầu xác định, xác định lại mức độ khuyết tật thì người đề nghị hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật làm hồ sơ theo quy định tại Điều 4 Thông tư này gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú theo quy định của pháp luật. Khi nộp hồ sơ cần xuất trình các giấy tờ sau để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu các thông tin kê khai trong đơn:
– Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của đối tượng, người đại diện hợp pháp.
– Giấy khai sinh đối với trẻ em.
– Sổ hộ khẩu của đối tượng, người đại diện hợp pháp.
2. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của người đề nghị, Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm:
a) Gửi văn bản tham khảo ý kiến cơ sở giáo dục về tình trạng khó khăn trong học tập, sinh hoạt, giao tiếp và kiến nghị về dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật của người được xác định mức độ khuyết tật đang đi học theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Triệu tập các thành viên, gửi thông báo về thời gian và địa điểm xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của họ;
c) Tổ chức đánh giá dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật đối với người khuyết tật theo phương pháp quy định tại Điều 3 Thông tư này; lập hồ sơ, biên bản kết luận dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật.”
Đối với trường hợp người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày Nghị định số 28/2012/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực, Hội đồng căn cứ kết luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP;
d) Biên bản họp Hội đồng ghi theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Việc thực hiện xác định mức độ khuyết tật được tiến hành tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trạm y tế. Trường hợp người khuyết tật không thể đến được địa điểm quy định trên thì Hội đồng tiến hành quan sát và phỏng vấn người khuyết tật tại nơi cư trú của người khuyết tật.
4. Trường hợp Hội đồng không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật; người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng hoặc có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng không khách quan, chính xác thì Hội đồng chuyển hồ sơ lên Hội đồng Giám định y khoa theo quy định của pháp luật.”
Theo quy định này, thực hiện thủ tục xác định mức độ khuyết tật sẽ thực hiện ở nơi cư trú. Mặt khác, nơi cư trú được quy định tại Điều 11 Luật cư trú 2020 như sau:
“Điều 11. Nơi cư trú của công dân
1. Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú.
2. Trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.”
Theo quy định nêu trên, tạm trú là một trong những nơi cư trú hợp pháp của công dân.
Như vậy, Thủ tục để xác định mức độ khuyết tật sẽ thực hiện ở nơi cư trú. Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú và nơi tạm trú. Chính vì thế, bạn có thể nộp hồ sơ đề nghị xác định mức độ khuyết tật cho con của bạn tại ủy ban nhân dân cấp xã nơi gia đình bạn đang có tạm trú chứ không nhất thiết phải thực hiện ở nơi thường trú.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau;
- Cách thức xác định mức độ khuyết tật theo quy định hiện hành
- Chi phí để xác định mức độ khuyết tật do ai chi trả?
- Phương pháp xác định mức độ khuyết tật hiện nay như thế nào?
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn chế độ chính sách trực tuyến 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Hiện nay đã tăng mức trợ cấp cho thương binh chưa?
- Chế độ trợ cấp dành cho người chăm sóc nạn nhân da cam
- Hưởng cả tuất lương hưu và tuất của người nhiễm chất độc hóa học
- Hồ sơ hưởng trợ cấp phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống ở gia đình
- Mức hỗ trợ chi phí đi lại và tiền ăn khi thân nhân thăm viếng mộ liệt sĩ