CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà nội, ngày…… tháng ….. năm 20….
ĐƠN KHIẾU NẠI
V/v Xử lý kỷ luật sa thải trái quy định của Bộ luật lao động năm 20….
Kính gửi: |
– Công ty………………………………….. |
- Người yêu cầu:
- Họ và tên: ……………………….; Ngày sinh: ………………………
- Hợp đồng lao động số: ………………………………………………
- CMND/CCCD số: ……………………….; Cấp ngày: ………. Tại: Cấp bởi: Cấp bởi: Cục trưởng cục Cảnh sát QLHC về trật tự xã hội
- Địa chỉ: …………………………………………….
- Số điện thoại: ………
- Người bị yêu cầu: ……………………………….
- Địa chỉ: ………………………………………………………………………………..
- Mã số thuế: ………………………………….
- Người đại diện: ………………………….; Chức vụ: ………………………………..
- Số điện thoại: …….
NỘI DUNG VỤ VIỆC:
Tôi làm việc tại ………………. từ năm 20….. đến nay là gần …. năm và đã đảm nhiệm qua nhiều vị trí trong bộ máy hoạt động của ……… Tháng 12/2021 tôi được điều chuyển từ ……………. về Chi nhánh …………………… với vị trí: ………………. Trong suốt thời gian làm việc từ năm 2010 đến nay, tôi chưa từng vi phạm bất kỳ quy định nào của ……… và cũng chưa từng bị xử lý kỷ luật cho dù là mức nhẹ nhất. Năm 20……. tôi được kết nạp và Đảng và nhiều năm liên tiếp được bình chọn là ……………
Ngày …………………………. đã ra Quyết định ……………….. về việc kỷ luật “Sa thải” đối với tôi. Nhận thấy, ……………….. nêu trên có dấu hiệu vi phạm quy định của Bộ lao động năm 2019, mặc dù nhiều lần tôi đã liên hệ đến ……………….. nhưng không được giải quyết một cách thỏa đáng, cụ thể các sai phạm như sau:
- Về trình tự xử lý kỷ luật Sa thải;
Căn cứ tại tại Điều 122 và Điều 123 Bộ luật lao động năm 2019 và Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì …………………………………………… đang vi phạm nghiêm trọng về trình tự – thủ tục thực hiện xử lý kỷ luật người lao động, cụ thể:
Thứ nhất: Tại thời điểm xảy ra sự việc, tại nơi tôi đang làm việc là ………………… không lập biên bản vụ việc có chữ ký của các bên theo quy định tại Khoản 1 Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP;
Khi phát hiện ra sự việc, …………. chỉ yêu cầu tôi viết bản tường trình vụ việc mà trước đó không có bất kỳ biên bản nào để ghi nhận sự việc vi phạm. Biên bản vi phạm và Bản tường trình là khác nhau. Biên bản vi phạm phải do ……………… nơi tôi đang làm việc lập, có chữ ký đầy đủ của các bên là: ……………………., tôi và Người làm chứng còn Bản tưởng trình là do Người lao động vi phạm viết để tường thuật lại vụ việc. Bản tường trình không thể thay thế cho Biên bản vi phạm.
Thứ hai: ………………….. không thực hiện đúng về nghĩa vụ thông báo trước ít nhất 05 ngày đối với tôi khi đưa vụ việc ra họp xử lý kỷ luật lao động.
Tôi nhớ, trước đó 03 ngày …………………. có gọi điện thoại cho tôi thông báo về việc họp xử lý kỷ luật và ngày 08/05/2023. Chính vì thế, tôi không kịp tìm Luật sư để bảo vệ quyền lợi của bản thân dẫn đến việc Công ty “Quy chụp lỗi và thiếu minh bạch” trong quá trình xử lý kỷ luật đối với tôi.
Thứ ba: tại điểm c Khoản 1 Điều 122 Bộ luật lao động năm 2019 quy định: NLĐ có quyền tự bào chữa hoặc nhờ Luật sư bào chữa. Tuy nhiên, để bào chữa được thì cần phải có tài liệu, hồ sơ. Nhưng khi tôi yêu cầu …………….. cung cấp cho tôi các tài liệu như: ……………… “Quy định xử lý kỷ luật lao động trong ……………..(để xác định căn cứ sa thải) và Văn bản ủy quyền (để xác định thẩm quyền xử lý kỷ luật sa thải) thì không được cung cấp hơn nữa …………………… còn nhắn tin, thông báo cho tất cả các nhân sự của ……….về việc không được phép cung cấp tài liệu cho tôi. Điều này đang xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tôi.
- Về lý do “Sa thải”
Tại Điều 1 ……………………………đưa ra Lý do Sa thải đối với tôi như sau:
“Lý do:
…………………………………”
Do không xin được ………………… “Quy định xử lý kỷ luật lao động trong……………để đối chiếu căn cứ sa thải của Công ty đưa ra trong ………………. Nhưng thiết nghĩ, …………………vẫn phải tuân thủ quy định tại Điều 125 Bộ luật lao động năm 2019.
Như đã trình bày ở trên, suốt 14 năm làm việc tại …………. tôi chưa từng mắc lỗi hay bị lập bất kỳ biên bản nào do vi phạm quy định của ……… Hơn nữa, khi xem xét tất cả các quy định tại Điều 125 thì bản thân tôi không thuộc bất kỳ trường hợp nào được phép áp dụng hình thức kỷ luật sa thải mà có chăng chỉ có thể thuộc Khoản 2 Điều 125 Bộ luật lao động năm 2019: “2. Người lao động có hành vi ……. gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động ……..;”. Bên cạnh đó, căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 122 Bộ luật lao động năm 2019 thì một trong những nguyên tắc khi xử lý kỷ luật sa thải là “Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động”
Chính vì những căn cứ nêu trên, để có căn cứ sa thải được tôi thì Công ty phải chứng minh về việc tôi gây thiệt hai nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản hoặc lợi ích của Công ty. Như tôi được biết thiệt hại nghiêm trọng về tài sản phải vượt quá 10 lần mức lương tối thiểu vùng tức là khoảng 41.600.000 đồng (theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP). Nhưng rõ ràng, vụ việc này không gây thiệt hại về tài sản của Công ty cũng không đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản hay lợi ích cho Công ty. Vì thế, việc ………………………… áp dụng hình thức kỷ luật là sa thải tôi là trái với quy định của pháp luật.
YÊU CẦU GIẢI QUYẾT
Như vậy, từ những sai phạm nêu trên của …………………… và căn cứ vào Quyền của người lao động quy định tại Điều 5 Bộ luật lao động năm 2019 tôi kính đề nghị Phòng lao động thương binh – xã hội quận …….:
- Xem xét tính pháp lý của ……………. của ……… đã đúng theo quy định tại Bộ luật lao động năm 2019;
- Yêu cầu ……….thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 41 Bộ luật lao động năm 2019 do Sa thải trái quy định.
Tôi hi vọng sự việc giữa hai bên sẽ được giải quyết êm đẹp nhất tránh mất thời gian, công sức ảnh hưởng đến công việc của hai bên. Trường hợp …………….. giair quyết không thỏa đáng buộc tôi phải làm đơn đề nghị giải quyết tranh chấp lao động đế Phòng lao động – thương binh và xã hội quận ………., thành phố Hà Nội hoặc Thanh tra Sở lao động – thương binh và xã hội thành phố Hà Nội hoặc khởi kiện vụ án lao động ra Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy để bảo vệ quyền lợi của tôi. Mọi thông tin liên hệ xin gửi theo địa chỉ: …………………….. …………..
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tài liệu gửi kèm:
1/ CCCD ……………………… (Bản sao); 2/ Quyết định ………………..
|
Người yêu cầu
………….. |
- Các trường hợp viên chức có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc
- Có giới hạn về mức lương tối đa khi thử việc hay không?
- Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động mới nhất năm 2023
- Có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng với nhân viên có hành vi sàm sỡ đồng nghiệp?
- NLĐ nghỉ ngang có bị khấu trừ tiền lương và tiền nghỉ phép không?