Thủ tục hòa giải tranh chấp về đất đai
Xin cho tôi hỏi về vấn đề: Thủ tục hòa giải tranh chấp về đất đai. Gia đình tôi có một mảnh đất 140m2 ở xã Yên Tâm, Yên Định, Thanh Hóa có tranh chấp về lối đi chung với bà Quỳnh ở nhà kế bên. Do hai gia đình có mâu thuẫn từ trước nên không giải quyết được. Nay tổ dân phố hướng dẫn tôi ra UBND xã để hòa giải. Cho tôi hỏi, thủ tục hòa giải ở xã được thực hiện như thế nào?
- Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai?
- Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Tài sản gắn liền với đất không được chứng nhận quyền sở hữu
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn, tổng đài xin tư vấn như sau:
Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Điều 202 Luật đất đai số 45/2013/QH13 quy định:
“1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.”
Theo quy định trên, nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải ở cơ sở. Nếu các bên không hòa giải được thì gửi đơn đến đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để giải quyết. Do đó, trường hợp của bạn có thể làm đơn yêu cầu UBND xã Yên Tâm, Yên Định, Thanh Hóa để hòa giải. Thủ tục hòa giải thực hiện theo Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, cụ thể:
Bước 01: Gia đình bạn nộp đơn yêu cầu hòa giải tại UNBD xã Yên Tâm. Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
– Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan;
– Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải;
– Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.
Bước 02: Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm có các nội dung: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòa giải; tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Bước 03:
Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.
Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất, chủ sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải thành đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định tại Khoản 5 Điều 202 của Luật Đất đai.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết: Tranh chấp đất đai và hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.