Có được thanh toán bảo hiểm y tế khi chuyển tuyến?
Tôi xin hỏi về thanh toán bảo hiểm y tế khi chuyển tuyến. Hiện nay tôi đi chữa bệnh tại bệnh viện đại học Y Hà Nội. Tôi đăng ký khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện. Tôi xin giấy chuyển viện lên tuyến tỉnh. Sau đó xin tiếp giấy chuyển viện lên bệnh viện đại học Y Hà Nội. Vậy tôi có được thanh toán viện phí theo đúng tuyến không.
- Nguyên tắc chuyển tuyến khi khám chữa bệnh
- Điều kiện để được chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT
- Điều kiện để chuyển tuyến và quy định về các hình thức chuyển tuyến
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới cho chúng tôi. Với câu hỏi về Có được thanh toán bảo hiểm y tế khi chuyển tuyến, Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư 14/2014/TT-BYT như sau:
“1. Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên:
a) Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên liền kề theo trình tự: tuyến 4 chuyển lên tuyến 3, tuyến 3 chuyển lên tuyến 2, tuyến 2 chuyển lên tuyến 1”
Căn cứ Khoản 3 Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT:
“3. Người có thẻ bảo hiểm y tế được bệnh viện tuyến huyện, bao gồm cả bệnh viện đã được xếp hạng I, hạng II và bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, viện chuyên khoa, trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh chuyển tuyến đến trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh hoặc bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, viện chuyên khoa tuyến tỉnh cùng hạng hoặc hạng thấp hơn.”
Theo đó
Trường hợp bạn được chuyển tuyến điều trị từ bệnh viện tuyến huyện lên bệnh viện tuyến tỉnh rồi tới bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Nghĩa là bạn đã được chuyển viện từ tuyến 3 lên tuyến 2 và từ tuyến 2 lên tuyến 1. Như vậy trường hợp của bạn được coi là khám chữa bệnh đúng tuyến.
Về mức hưởng bảo hiểm y tế khi chuyển tuyến
Căn cứ Khoản 1 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định:
“Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh; chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh; chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh; chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh; chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh; chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;
Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
d) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2; điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;
đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác”.
Như vậy, trường hợp của bạn được coi là khám chữa bệnh đúng tuyến. Bạn sẽ được thanh toán BHYT khi chuyển tuyến là 100%, 95% hoặc 80% chi phí khám, chữa bệnh tùy theo đối tượng mà bạn tham gia theo Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014.
Trên đây là bài viết về vấn đề có được thanh toán bảo hiểm y tế khi chuyển tuyến. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Bệnh phát hiện ngoài Giấy chuyển tuyến có được xác định đúng tuyến?
- Có giấy hẹn tái khám có cần xin lại giấy chuyển viện không?
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.