Điều kiện để chuyển tuyến và quy định về các hình thức chuyển tuyến
Cho mình hỏi điều kiện để chuyển tuyến là gì? Thời hạn của giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trong bao nhiêu lâu? Mình muốn chuyển từ trạm y tế xã lên thẳng bệnh viện tỉnh được không? Trường hợp phát hiện bệnh ngoài giấy chuyển tuyến thì có được hưởng BHYT hay không? Mong tổng đài tư vấn cho mình với ạ.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Tổng đài tư vấn. Về điều kiện để chuyển tuyến và quy định về các hình thức chuyển tuyến; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, về điều kiện để chuyển tuyến
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 14/2014-TT-BYT như sau:
“Điều 5. Điều kiện chuyển tuyến
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Bệnh không phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt hoặc bệnh phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt nhưng do điều kiện khách quan, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó không đủ điều kiện để chẩn đoán và điều trị;
2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới phù hợp khi người bệnh đã được chẩn đoán, được điều trị qua giai đoạn cấp cứu, xác định tình trạng bệnh đã thuyên giảm, có thể tiếp tục điều trị ở tuyến dưới.
3. Điều kiện chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến:
4. Chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên các địa bàn giáp ranh để bảo đảm điều kiện thuận lợi cho người bệnh:
a) Giám đốc Sở Y tế hướng dẫn cụ thể việc chuyển tuyến đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn giáp ranh trong tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc thẩm quyền quản lý;“
Theo đó, khi đáp ứng được các điều kiện theo quy định trên thì bạn sẽ đủ điều kiện để được chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Quy định về chuyển tuyến vượt tuyến bảo hiểm y tế
Thứ hai, chuyển từ tuyến xã lên thẳng tuyến tỉnh được không
Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 5 Thông tư 14/2014/TT-BYT như trên trạm y tế xã được chuyển lên bệnh viện tuyến tỉnh khi đáp ứng các điều kiện sau:
– Bệnh không phù hợp với danh mục chẩn đoán, điều trị của trạm y tế.
– Bệnh viện tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới được chuyển lên tuyến cao hơn.
Như vậy, trạm y tế tuyến xã vẫn có thể chuyển người bệnh lên thẳng bệnh viện tuyến tỉnh nếu bệnh viện tuyến huyện không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Quy định về điều kiện chuyển tuyến từ tuyến huyện lên tuyến tỉnh
Dịch vụ tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Thứ ba, về thời hạn của giấy chuyển tuyến
Căn cứ điểm c Khoản 1 Điều 12 Thông tư 40/2015/TT-BYT thì giá trị giấy chuyển tuyến được quy định như sau:
“c. Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày ký
d) Người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế mắc các bệnh, nhóm bệnh và các trường hợp được sử dụng Giấy chuyển tuyến quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này thì Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch đó. Trường hợp đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó mà người bệnh vẫn đang điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết đợt điều trị nội trú đó“.
Tuy nhiên, căn cứ theo Điều 41 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì:
“Điều 41. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2018.
2. Các văn bản sau đây hết hiệu lực thi hành, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành:
đ) Khoản 6 Điều 11, điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều 12 Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ Y tế quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế”.
Theo quy định thì từ ngày 01 tháng 12 năm 2018 quy định về thời hạn của giấy chuyển tuyến đối với bệnh thông thường trước đây là 10 ngày làm việc sẽ không còn hiệu lực, hiện nay cũng chưa có văn bản hướng dẫn về vấn đề này nên sẽ tùy thuộc ở phía bệnh viện.
Trong trường hợp bạn mắc bệnh ốm đau dài ngày thì giấy chuyển tuyến sẽ có giá trị sử dụng đến hết ngày 31/12 của năm dương lịch.
Thứ tư, phát hiện bệnh ngoài giấy chuyển tuyến
Căn cứ Khoản 5 Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BHYT quy định:
“5. Trường hợp người bệnh được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh có bệnh khác kèm theo, bệnh được phát hiện hoặc phát sinh ngoài bệnh đã ghi trên giấy chuyển tuyến, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp nhận người bệnh thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh đối với các bệnh đó trong phạm vi chuyên môn.”
Theo quy định trên, khi đi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế người bệnh được chuyển tuyến mà đến khám có bệnh khác kèm theo, bệnh được phát hiện hoặc phát sinh ngoài bệnh đã ghi trên giấy chuyển tuyến thì vẫn được hưởng bảo hiểm y tế với mức đúng tuyến.
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về điều kiện để chuyển tuyến và quy định về các hình thức chuyển tuyến.
Nếu còn vướng mắc về vấn đề điều kiện để chuyển tuyến và quy định về các hình thức chuyển tuyến; bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
->Chuyển tuyến theo yêu cầu của gia đình và mức quyền lợi về BHYT