Có phải đóng bảo hiểm TNLĐ cho người đã làm việc ở công ty khác?
Xin chào tổng đài tư vấn, cho tôi hỏi về vấn đề như sau: Công ty mới thành lập có 5 đến 10 nhân viên nhưng họ đều đã tham gia bảo hiểm ở đơn vị khác vậy công ty em có phải đóng bảo hiểm tai nạn và bệnh nghề nghiệp cho những người này không ạ? Mức đóng qũy tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bây giờ chỉ còn 0,3% đúng không? Xin cảm ơn tổng đài tư vấn rất nhiều.
- Mức đóng BHXH bắt buộc vào quỹ TNLĐ, BNN từ ngày 15/07/2020
- Bảo hiểm TNLĐ khi người lao động làm nhiều công ty
Dịch vụ chế độ tai nạn lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, có phải đóng bảo hiểm TNLĐ cho người đã làm việc ở công ty khác?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 43 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định như sau:
“Điều 43. Đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
2. Trường hợp người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo từng hợp đồng lao động đã giao kết nếu người lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người lao động được giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo nguyên tắc đóng, hưởng do Chính phủ quy định”.
Như vậy, theo quy định hiện hành, khi người lao động làm việc cho nhiều công ty thì các công ty này sẽ đóng bảo hiểm TNLĐ cho người lao động theo từng hợp đồng lao động đã giao kết nếu người lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Công ty bạn mới thành lập có 5 đến 10 nhân viên nhưng họ đều đã tham gia bảo hiểm ở đơn vị khác. Tuy nhiên công ty bạn vẫn phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho những người này theo hợp đồng lao động đã giao kết.
Thứ hai, giảm mức đóng TNLĐ, BNN xuống 0,3%
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP như sau:
“Điều 4. Mức đóng và phương thức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 và khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp lao động là người giúp việc gia đình, theo một trong các mức sau:
a) Mức đóng bình thường bằng 0,5% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội; đồng thời được áp dụng đối với người lao động là cán bộ, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng vũ trang thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, quân đội, công an, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng ngân sách nhà nước;
b) Mức đóng bằng 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội được áp dụng đối với doanh nghiệp bảo đảm điều kiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này.”
Như vậy, theo quy định trên thì mức đóng quỹ TNLĐ, BNN bình thường bằng 0,5% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội; đồng thời được áp dụng đối với người lao động là cán bộ, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng vũ trang thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, quân đội, công an, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng ngân sách nhà nước. Còn mức đóng BHXH vào quỹ TNLĐ, BNN sẽ được giảm đối với các doanh nghiệp bảo đảm được điều kiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định 58/2020/NĐ-CP từ 0,5% xuống 0,3%.
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc thì bạn có thể liên hệ đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
Trích 1% đóng quỹ TNLĐ, BNN từ năm 2010 có đúng quy định không?
Thời hạn doanh nghiệp được giảm mức đóng BHXH vào quỹ TNLĐ, BNN
- Thanh toán lại chi phí khám chữa bệnh khi quên mang thẻ BHYT
- NLĐ bị ốm trong thời gian nghỉ việc riêng có được hưởng chế độ ốm đau không?
- Hồ sơ nghỉ dưỡng sức sau tai nạn lao động cần những giấy tờ gì?
- Hồ sơ thay đổi nơi hưởng trợ cấp TNLĐ hàng tháng
- Quy định thông báo tìm kiếm việc làm khi đang hưởng TCTN năm 2023