Con bệnh binh có được hưởng quyền lợi BHYT không?
Cho tôi hỏi bố tôi là bệnh binh thì tôi có được cấp thẻ BHYT theo diện là thân nhân hay không? Và nếu được cấp thẻ BHYT theo diện thân nhân thì sẽ được hưởng với mức bao nhiêu % chi phí khám chữa bệnh nếu đi đúng tuyến?
- Con của thương binh hạng 2/4 đã trên 18 tuổi có được cấp thẻ BHYT?
- Người có công với cách mạng được miễn phí tiền khám chữa bệnh không?
Dịch vụ tư vấn bảo hiểm y tế qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, con bệnh binh có được hưởng quyền lợi BHYT không?
Căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 12 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
“Điều 3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng
12. Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại khoản 11 Điều này, gồm:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ trên 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của các đối tượng: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.”
b) Con đẻ từ đủ 6 tuổi trở lên của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học bị dị dạng, dị tật do hậu quả của chất độc hóa học không tự lực được trong sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt được hưởng trợ cấp hàng tháng.”
Như vậy, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên sẽ được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế cho cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi; hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học; hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng. Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn do bạn không cung cấp rõ thông tin nên bạn căn cứ theo những điều kiện sau để biết mình có được cấp thẻ BHYT theo đối tượng là thân nhân bệnh binh không: là con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và thuộc một trong các trường hợp sau:
– Từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi
– Từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.
Do đó để được cấp thẻ BHYT theo đối tượng thân nhân bệnh binh thì phải đáp ứng đủ điều kiện nêu trên nên có những đối tượng là con của người có công với cách mạng nhưng nếu không đáp ứng đủ điều kiện thì sẽ không được cấp thẻ BHYT theo diện thân nhân bệnh binh.
Thứ hai, về mức hưởng BHYT khi đi KCB đúng tuyến
Căn cứ theo quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
“Điều 14. Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
e) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2, khoản 12 Điều 3 và khoản 1 và 2 Điều 4 Nghị định này.”
Như vậy, đối với đối tượng thân nhân của bệnh binh hạng suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì sẽ có mức hưởng bảo hiểm y tế là 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi thanh toán của BHYT khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến. Do đó, nếu bạn được cấp thẻ BHYT diện thân nhân bệnh binh thì bạn sẽ được hưởng 95% chi phí KCB khi đi đúng tuyến.
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
Thân nhân công an đi khám chữa bệnh thì mức hưởng BHYT như nào?
Thân nhân liệt sĩ được cấp thẻ BHYT với mức hưởng như thế nào?
- Mức hưởng BHYT khi sinh con ở bệnh viện tuyến tỉnh không có giấy chuyển tuyến
- Thời điểm nhận BHXH một lần khi sắp ra nước ngoài định cư
- Nhận tiền BHXH một lần khi công ty giải thể không có quyết định nghỉ việc
- Mức đóng BHXH bắt buộc vào quỹ TNLĐ, BNN từ ngày 15/07/2020
- Quy định về địa chỉ được ghi trên thẻ BHYT khi có thay đổi nơi cư trú