Hồ sơ bồi thường tai nạn lao động
Chào tổng đài tư vấn bảo hiểm trực tuyến! Đơn vị tôi có người lao động mới bị tai nạn trong quá trình thực hiện công việc. Đơn vị đã giới thiệu người lao động đi giám định sức khỏe và đã có kết quả. Hiện nay, đơn vị đang muốn chi trả tiền bồi thường cho người bị tai nạn lao động nhưng chưa rõ hồ sơ cần những giấy tờ gì. Mong tổng đài tư vấn giúp đơn vị về hồ sơ bồi thường tai nạn lao động? Xin cảm ơn rất nhiều!
- Mức lãi suất áp dụng khi không bồi thường tai nạn lao động cho NLĐ
- Tai nạn lao động do lỗi của người lao động thì công ty có phải bồi thường?
- So sánh mức bồi thường với trợ cấp của công ty khi nhân viên bị tai nạn lao động
Tư vấn chế độ tai nạn lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Về: Hồ sơ bồi thường tai nạn lao động; Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 6 Thông tư số: 28/2021/TT-BLĐTBXH
“Điều 6. Hồ sơ bồi thường, trợ cấp
1. Đối với người lao động được hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ gồm các tài liệu sau:
a) Biên bản điều tra tai nạn lao động, biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động của Đoàn điều tra tai nạn lao động c ấp cơ sở, cấp tỉnh, hoặc Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương.
b) Biên bản giám định y khoa (văn bản xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động hoặc tỷ lệ tổn thương cơ thể do tai nạn lao động) hoặc biên bản xác định người lao động bị chết của cơ quan pháp y hoặc tuyên bố chết của tòa án đối với những trường hợp mất tích.
c) Quyết định bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động của người sử dụng lao động (theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này).
d) Văn bản xác nhận bị tai nạn trên đường đi và về (nếu có), đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 5 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động. Nội dung văn bản xác nhận tham khảo theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Hồ sơ được lập thành 3 bộ, trong đó:
a) Người sử dụng lao động giữ một bộ.
b) Người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp (hoặc thân nhân của người lao động bị chết do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp) giữ một bộ.
c) Một bộ gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương nơi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có trụ sở chính, trong vòng 10 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc trợ cấp tai nạn lao động.”
Theo quy định nêu trên, đơn vị của bạn có người lao động bị tai nạn lao động tại nơi làm việc thì đơn vị của bạn cần chuẩn bị hồ sơ bồi thường cho người bị tai nạn lao động bao gồm những giấy tờ sau:
– Biên bản điều tra tai nạn lao động.
– Biên bản giám định y khoa
– Quyết định bồi thường, tai nạn lao động của người sử dụng lao động (theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số: 28/2021/TT-BLĐTBXH).
Sau khi đã chuẩn bị 3 bộ hồ sơ bao gồm đầy đủ những giấy tờ đã được nêu ở trên, đơn vị của bạn lưu trữ một bộ, gửi cho người lao động bị tai nạn lao động một bộ và gửi tới sở lao động – thương binh và xã hội nơi đơn vị bạn đặt trụ sở một bộ.
Lưu ý: Thời hạn gửi hồ sơ tới sở lao động – thương binh và xã hội là 10 ngày kể từ ngày đơn vị bạn ra quyết định bồi thường tai nạn lao động cho người lao động.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
- Thành phần hồ sơ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động do công ty chuẩn bị
- Căn cứ tính bồi thường, trợ cấp cho người học nghề bị tai nạn lao động
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
- Đóng bảo hiểm trên 20 năm có được nhận bảo hiểm xã hội một lần?
- Người tham gia BHYT có được thay đổi nơi KCB ban đầu không?
- Sau khi hết thời gian nghỉ ốm đau thì NLĐ có được hưởng dưỡng sức?
- Có thể nộp hồ sơ hưởng BHXH một lần ở nơi khác với nơi đóng BHXH không?
- Có được nộp hồ sơ hưởng TCTN trong thời gian báo giảm lao động?