Khai báo tăng muộn có bị phạt tiền chậm nộp không?
Chào anh, chị tư vấn, cho em hỏi tí xíu anh chị: Công ty mình đóng bảo hiểm y tế mức lương 5.000.000 đồng, sau đó mức lương tăng lên 6.000.000 đồng, mình trích đóng hàng tháng mức lương 6.000.000 đồng nhưng quên khai báo tăng. Nay đối chiếu với bảo hiểm xã hội thì bên bảo hiểm xã hội bắt phải đóng tiền chậm nộp bảo hiểm xã hội trong khi đó mình trích và đóng đủ. Cho em hỏi bên bảo hiểm xã hội tính lãi đúng không? Xin chân thành cám ơn Quý anh chị!
- Có bị phạt vi phạm hành chính khi truy thu bảo hiểm xã hội không?
- Có bị xử phạt khi không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc?
- Mức phạt đối với trường hợp chậm đóng bảo hiểm y tế cho người lao động
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Với câu hỏi của bạn Tổng đài tư vấn xin tư vấn như sau:
Căn cứ khoản 3 Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 về xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội:
“Điều 122: Xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội
3. Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng;
nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.”
Theo đó, khoản 1, 2 và 3 Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định các hành vi sau:
+) Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
+) Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
+) Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy, nếu doanh nghiệp có hành vi chậm đóng bảo hiểm từ 30 ngày trở lên thì phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng, nộp tiền lãi bằng 2 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Do đó, doanh nghiệp bạn vẫn đóng đủ tiền bảo hiểm nhưng chậm trong việc kê khai báo tăng mức đóng nên vẫn sẽ phải nộp lãi chậm đóng bảo hiểm. Bởi về nguyên tắc, khi có sự thay đổi lao động hay mức đóng, doanh nghiệp phải kê khai với cơ quan bảo hiểm.
Nếu bạn không kê khai thì sẽ bị coi là báo tăng chậm, còn việc hàng tháng doanh nghiệp vẫn đóng tiền theo mức lương mới của người lao động thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ coi đây là số tiền đóng thừa và đã thể hiện trong thông báo kết quả đóng bảo hiểm (C12 – TS) gửi về cho doanh nghiệp hàng tháng. Như vậy, cơ quan bảo hiểm yêu cầu doanh nghiệp nộp lãi cho số tiền chậm đóng là đúng.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
Mức phạt công ty vi phạm nghĩa vụ khai trình và báo cáo sử dụng lao động
Cách tính tiền lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc về khai báo tăng muộn có bị phạt tiền chậm nộp không; vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Thủ tục đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu theo quy định pháp luật
- Chuyển công ty sau khi nghỉ hết thai sản có được hưởng dưỡng sức?
- Chuyển tuyến ở bệnh viện tỉnh lên bệnh viện 108 có được hưởng BHYT?
- Điều kiện để được hỗ trợ chi phí vận chuyển bệnh nhân của BHYT
- Số ngày nghỉ khám thai có căn cứ vào tuần tuổi của thai không?