Khi nào người lao động sẽ phải ký hợp đồng đào tạo nghề?
Khi nào người lao động sẽ phải ký hợp đồng đào tạo nghề? Em trai tôi làm cho một công ty về phần mềm máy tính đã được 2 năm. Hiện nay, công ty muốn cử em tôi đi nước ngoài để học nghề, nâng cao trình độ, kinh phí đào tạo sẽ do công ty chi trả. Giữa em trai tôi và công ty có phải ký hợp đồng đào tạo nghề không và được ký hợp đồng đào tạo trong thời gian tối đa bao nhiêu lâu? Trường hợp mà em trai tôi sau này muốn đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì sẽ phải hoàn trả lại những chi phí đào tạo nào? Xin cảm ơn tổng đài tư vấn.
- Cách thức xác định NLĐ đã qua học nghề, đào tạo nghề như thế nào?
- Có phải giao kết hợp đồng đào tạo nghề bằng văn bản hay không?
Hỗ trợ tư vấn Luật Lao động trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, khi nào người lao động sẽ phải ký hợp đồng đào tạo nghề?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 62 Bộ luật lao động năm 2012 quy định như sau:
“Điều 62. Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề
1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.
Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.”
Như vậy, theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Em trai bạn làm cho một công ty về phần mềm máy tính đã được 2 năm. Hiện nay, công ty muốn cử em bạn đi nước ngoài để học nghề, nâng cao trình độ, kinh phí đào tạo sẽ do công ty chi trả. Do đó, công ty và em trai bạn sẽ phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề theo đúng quy định.
Thứ hai, thời hạn tối đa của hợp đồng đào tạo nghề
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 62 Bộ luật lao động năm 2012 quy định như sau:
“2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Nghề đào tạo;
b) Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo;
c) Chi phí đào tạo;
d) Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo;
đ) Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
e) Trách nhiệm của người sử dụng lao động.”
Theo đó, trong nội dung của hợp đồng đào tạo nghề người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận về thời hạn của hợp đồng đào tạo. việc đào tạo sẽ kéo dài trong bao lâu hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí, sự tự nguyện của các bên.
Vì vậy, công ty và em trai bạn có thể thỏa thuận về thời hạn của hợp đồng đào tạo, pháp luật không giới hạn về thời gian đào tạo tối đa.
Thứ ba, về việc hoàn trả chi phí đào tạo
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 43 và Khoản 3 Điều 62 Bộ luật lao động năm 2012 như sau:
“Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.
Điều 62. Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề
3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.”
Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp nếu em trai bạn đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái quy định thì sẽ phải có trách nhiệm hoàn trả lại chi phí đào tạo cho công ty. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng BHXH, BHYT cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Luật Lao động trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn trực tiếp.
->Hợp đồng đào tạo nghề theo quy định mới năm 2021
- NLĐ có phải nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau ngay khi ra viện không?
- Người lao động có 10 năm công tác tại nơi có hệ số khu vực 0,7
- Nghỉ việc nhưng mất quyết định thì có nhận được BHXH một lần không
- Sau khi nghỉ việc bao lâu thì có thể rút được BHXH 1 lần?
- Tiền trượt giá khi nhận tiền 1 lần được hiểu cụ thể như thế nào?