Khi xảy ra TNLĐ thì đơn vị có phải thông báo cho bên nào hay không?
Mình là cán bộ công đoàn ở 1 công ty xây dựng. Cho mình hỏi nếu đơn vị của mình không may xảy ra TNLĐ thì đơn vị có phải thông báo cho bên nào không hay tự tiến hành điều tra tai nạn lao động luôn? Nếu không báo thì có bị phạt nặng không?
- Khi nào công ty phải lập biên bản điều tra tai nạn lao động
- Các trường hợp cần thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động
- Khai báo tai nạn lao động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Tư vấn chế độ tai nạn lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi khi xảy ra TNLĐ thì đơn vị có phải thông báo cho bên nào hay không; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ theo Điều 34 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định như sau:
“Điều 34. Khai báo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động
1. Việc khai báo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động thực hiện như sau:
a) Khi xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thì người bị tai nạn hoặc người biết sự việc phải báo ngay cho người phụ trách trực tiếp, người sử dụng lao động biết để kịp thời có biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả xảy ra;
b) Đối với các vụ tai nạn quy định tại điểm a khoản này làm chết người hoặc làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên thì người sử dụng lao động có trách nhiệm khai báo ngay với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi xảy ra tai nạn; trường hợp tai nạn làm chết người thì phải đồng thời báo ngay cho cơ quan Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);”
Như vậy, nếu tai nạn lao động chết người hoặc tai nạn lao động làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên thì đơn vị phải thông báo cho Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh để thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh. Nếu là chết người phải đồng thời thông báo cho cơ quan Công an cấp huyện.
Còn nếu là tai nạn lao động nhẹ, tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của mình thì công ty tự thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở để điều tra tai nạn lao động.
Về xử phạt hành chính nếu không khai báo
Căn cứ Khoản 3 Điều 20 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 20. Vi phạm quy định về các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
đ) Không điều tra tai nạn lao động thuộc trách nhiệm theo quy định của pháp luật; không khai báo hoặc khai báo sai sự thật về tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng;”
Tư vấn chế độ tai nạn lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, nếu thuộc trường hợp phải khai báo với Cơ quan quản lý nhà nước mà công ty bạn không khai báo tai nạn lao động sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 – 25.000.000 đồng.
Ngoài ra thì bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
Khai báo tai nạn lao động theo quy định pháp luật hiện hành
Mẫu đơn khai báo tai nạn lao động theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP
Nếu còn vấn đề gì thắc mắc về xảy ra TNLĐ thì đơn vị có phải thông báo không vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Thủ tục hưởng TCTN tại Thành phố Hồ Chí Minh trong mùa dịch Covid
- Mức hưởng bảo hiểm y tế của người lao động khi khám chữa bệnh trái tuyến?
- Tìm được việc làm khi đang nhận TCTN thì phải làm thế nào?
- Nghỉ đặt vòng tránh thai có tính ngày nghỉ hằng tuần hay không?
- Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần sau một năm nghỉ việc?