Nội dung câu hỏi:
Chị ơi cho em hỏi là em viết đơn nhưng chưa tới ngày nghỉ mà em đã nghỉ. Giờ em làm công ty mới. Lúc đóng bảo hiểm thì không đóng được. Giờ mình không đến công ty cũ mà mình tự lên cơ quan bảo hiểm xã hội chốt luôn được không ạ?
- Nghỉ ngang và bị sa thải – trường hợp nào được trả sổ bảo hiểm?
- Ký hợp đồng thử việc mà nghỉ ngang có phải bồi thường cho công ty?
- Nghỉ ngang ở công ty thì có được bảo lưu thời gian đóng BHTN không
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn . Với câu hỏi Nghỉ ngang tự lên bảo hiểm xã hội chốt sổ được không?, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm khi hợp đồng lao động chấm dứt
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 48 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động thì:
“3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.”
Theo quy định vừa nêu, trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm xã hội khi hợp đồng lao động chấm dứt thuộc về người sử dụng lao động. vì vậy, trong bất kì trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động dù đúng luật hay trái luật thì người sử dụng lao động vẫn phải có trách nhiệm chốt và trả lại sổ bảo hiểm cho người lao động.
Những trường hợp người lao động được tự đi chốt sổ bảo hiểm
Că cứ tại điểm 1.2 khoản 1 Điều 46 Văn bản hợp nhất 2525/VBHN-BHXH của Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam có hướng dẫn như sau:
“Điều 46 Nội dung ghi trên sổ BHXH và gộp sổ BHXH
Nội dung ghi trên sổ BHXH và gộp sổ BHXH đối với một người có từ 2 sổ BHXH trở lên được quản lý theo Điều 33b.
1. Ghi, xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN trong sổ BHXH
1.2. Đối với đơn vị chậm đóng tiền đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt HĐLĐ, HĐLV thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động.”
Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn chậm đóng132 thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH.
Theo hướng dẫn này, có thể thấy rằng cơ quan bảo hiểm xã hội chỉ đồng ý chốt sổ bảo hiểm cho người lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động có yêu cầu trong trường hợp đơn vị giải thể, phá sản, ngừng hoạt động vẫn nợ tiền đóng bảo hiểm nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Nghỉ ngang tự lên bảo hiểm xã hội chốt sổ được không?
Theo những phân tích của chúng tôi ở những phần trước, khi người lao động nghỉ ngang hay nghỉ đúng luật thì đơn vị sử dụng lao động vẫn có trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm cho người lao động nghỉ việc. người lao động chỉ có thể tự lên cơ quan bảo hiểm xã hội đề nghị chốt sổ khi công ty đã giải thể, phá sản, ngừng hoạt động.
Kết luận:
Trường hợp bạn nghỉ ngang, bạn vẫn phải liên hệ với công ty cũ để làm thủ tục chốt sổ bảo hiểm. Trừ trường hợp công ty cũ đã giải thể, phá sản, ngừng hoạt động thì bạn mới có thể tự lên cơ quan bảo hiểm xã hội để đề nghị chốt sổ.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
- Làm thế nào để lấy sổ bảo hiểm xã hội khi nghỉ ngang?
- Nghỉ ngang thì phải bồi thường bao nhiêu tiền?
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn.
- Chế độ bảo hiểm thất nghiệp sau khi đã nhận BHXH 1 lần
- Thời điểm nhận TCTN trùng nghỉ tết giải quyết thế nào?
- Khám viêm gan tự miễn có được xin giấy chuyển viện một lần trong năm
- Hưởng trợ cấp tinh giản biên chế thì có được hưởng các chế độ BHXH?
- Vợ đang hưởng lương hưu chết thì chồng có được nhận trợ cấp mai táng không?