Nguyên tắc chuyển tuyến khi khám chữa bệnh
Nguyên tắc chuyển tuyến khi khám chữa bệnh. Cháu tôi bị đục thủy tinh thể và phải mổ mắt. Cho tôi hỏi nếu thẻ bảo hiểm y tế của cháu được đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ở bệnh viện tuyến huyện thì cháu có thể được bệnh viện chuyển thẳng lên tuyến trung ương hay không? Hay bắt buộc phải chuyển lên bệnh viện tuyến tỉnh rồi mới chuyển lên bệnh viện tuyến trung ương?
- Chuyển tuyến theo yêu cầu của gia đình và mức quyền lợi về BHYT
- Chi phí vận chuyển người bệnh lên tuyến trên có được bảo hiểm y tế chi trả?
- Mức chi trả bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh trái tuyến
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho công ty chúng tôi, với trường hợp của bạn Tổng đài tư vấn xin được trả lời bạn như sau:
Tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 14/2014/TT-BYT có quy định nguyên tắc chuyển tuyến bệnh nhân từ bệnh viện tuyến dưới lên bệnh viện tuyến trên như sau:
“1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Bệnh không phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt hoặc bệnh phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt nhưng do điều kiện khách quan, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó không đủ điều kiện để chẩn đoán và điều trị;
b) Căn cứ vào danh mục kỹ thuật đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt, nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới được chuyển lên tuyến cao hơn;
c) Trước khi chuyển tuyến, người bệnh phải được hội chẩn và có chỉ định chuyển tuyến (trừ phòng khám và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến”.
Theo quy định trên thì nếu bệnh viện tuyến huyện không có khả năng chuẩn đoán và điều trị; danh mục kỹ thuật để mổ cho cháu thì bệnh viện phải chuyển cháu lên bệnh viện bệnh viện tuyến cao hơn phù hợp. Bệnh viện được chuyển lên có thể là bệnh viện tuyến cao hơn liền kề (bệnh viện tuyến tỉnh) hoặc bệnh viện tuyến cao hơn (bệnh viện tuyến trung ương) tùy thuộc vào danh mục kỹ thuật của các bệnh viện.
Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Tóm lại, tùy thuộc vào điều kiện kỹ thuật của bệnh viện mà trường hợp của cháu có thể được chuyển lên bệnh viện tuyến tỉnh hoặc có thể chuyển trực tiếp lên bệnh viện tuyến trung ương.
Trên đây à bài viết về vấn đề nguyên tắc chuyển tuyến khi khám chữa bệnh. Để hiểu rõ quyền lợi khi đi khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Điều kiện cấp giấy chuyển tuyến khi bệnh viện không có đủ khả năng chữa trị
Điều kiện để chuyển tuyến và quy định về các hình thức chuyển tuyến
Mọi thắc mắc liên quan bảo hiểm y tế, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Phải làm gì khi công ty nợ tiền BHXH và không chốt sổ BHXH?
- Đóng 10 tháng BHXH tự nguyện khi rút BHXH 1 lần được bao nhiêu?
- Mức hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng ở bãi ngang ven biển
- Nghỉ việc do tinh giảm biên chế còn được hưởng bảo hiểm xã hội một lần không?
- Hồ sơ để nhận trợ cấp thất nghiệp theo quy định năm 2023