Sổ bảo hiểm xã hội của người chết có phải là tài sản thừa kế
Sổ bảo hiểm xã hội của người chết có phải là tài sản thừa kế. Bố tôi mất khi đang làm việc tại công ty và để lại một quyển sổ bảo hiểm xã hội trong đó ghi nhận bố tôi đóng bảo hiểm hơn 10 năm. Vậy sổ bảo hiểm xã hội này có phải là tài sản thừa kế của bố tôi để lại không?
- Điều kiện để thừa kế quyền sử dụng đất
- Thừa kế đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng
- Trình tự, thủ tục khai nhận di sản thừa kế
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về Sổ bảo hiểm xã hội của người chết có phải là tài sản thừa kế, Tổng đài xin tư vấn như sau:
Căn cứ Điều 612 Bọ luật dân sự năm 2015 quy định:
“Điều 612. Di sản
Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.”
Mặt khác, theo quy định tại Khoản 1 Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015 thì tài sản bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
– Vật trong quan hệ pháp luật dân sự là một sự vật có tồn tại, con người có thể chiếm hữu được, mang lại lợi ích cho người sở hữu và phải mang lại một giá trị đặc trưng. Tài sản dưới dạng vật thì có thể là tài sản tồn tại ở hiện tại hoặc tài sản hình thành trong tương lại (nhà ở, trang sức, đá quý,…)
– Tiền là một dạng đặc biệt của tài sản và là thước đo giá trị của một khối tài sản của một người nào đó. Tài sản được coi là tiền khi nó được Nhà nước công nhận và được lưu thông trong thị trường. Tiền có nhiều hình thức: tiền giấy hoặc tiền kim loại.
– Giấy tờ giá là một trong những loại tài sản khá phổ biến trong giao lưu dân sự hiện này, đặc biệt là trong giao dịch các hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005 giấy tờ có giá gồm các loại giấy tờ sau: hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu, công trái, các loại chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp.
– Quyền tài sản: Theo Điều 115 Bộ luật dân sự năm 2015: ” Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.”
Tức là quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự kể cả quyền sở hữu trí tuệ. Quyền tài sản gồm có quyền sử dụng đất, quyền đối với giống cây trồng, quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm đối với vật bảo đảm, quyền tài sản đối với phần góp trong doanh nghiệp, quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng,…
Như vậy, khi một người mất đi thì tài sản thừa kế của họ sẽ tồn tại dưới 04 hình thức: vật, tiền, quyền tài sản và giấy tờ có giá.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Trong trường hợp của bạn: bố bạn mất đi nhưng để lại sổ bảo hiểm xã hội. Đối chiếu với quy định của pháp luật nêu trên thì sổ bảo hiểm xã hội của bố bạn để lại không thuộc các hình thức của tài sản nên cuốn sổ bảo hiểm này không được coi là tài sản thừa kế.
Trên đây là giải đáp về vấn đề: Sổ bảo hiểm xã hội của người chết có phải là tài sản thừa kế không.
Ngoài ra bạn vui lòng tham khảo tại các bài viết:
Thủ tục hòa giải tranh chấp về đất đai
Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai?
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về Sổ bảo hiểm xã hội của người chết bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Ký hợp đồng với người lao động thì sau bao lâu phải đóng bảo hiểm?
- Mắc bệnh có được rút BHXH 1 lần khi tham gia BHXH tự nguyện không?
- Hưởng chế độ thai sản đối với chồng có vợ sinh con mà vợ không tham gia BHXH
- Thủ tục hưởng bảo hiểm một lần năm 2021 như thế nào?
- Điền mẫu đơn đề nghị hưởng BHXH một lần như thế nào cho đúng?