Nội dung câu hỏi:
Chồng tôi nghỉ việc ở công ty cũ được 1 năm rồi. Trong thời gian nghỉ việc chồng tôi không đóng bảo hiểm. Giờ chồng tôi vào công ty mới đi làm muốn đóng tiếp bảo hiểm xã hội vào sổ cũ có được không. Thủ tục như thế nào?
- Tham gia bảo hiểm xã hội cùng lúc ở nhiều công ty có được không?
- Quy định mới nhất về đóng bảo hiểm khi làm việc ở nhiều nơi
- Làm việc tại hai nơi, tham gia đóng BHXH tại đâu?
Với trường hợp của bạn về đóng tiếp bảo hiểm xã hội, Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Trách nhiệm chốt sổ và trả sổ BHXH cho người lao động khi nghỉ việc;
Căn cứ khoản 3 Điều 48 Bộ luật lao động 2019 thì khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng có nghĩa vụ như sau:
“Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.”
Theo quy định nêu trên, khi người lao động nghỉ việc thì người sử dụng lao động có trách hiệm phải hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động. Ngoài ra, phải cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu.
Như vậy, khi nghỉ việc thì bạn sẽ được Công ty chốt và trả sổ bảo hiểm xã hội.
Có được đóng tiếp Bảo hiểm xã hội vào sổ cũ không?
Bên cạnh đó, theo khoản 4 Điều 46 Quyết định 595/QĐ- BHXH quy định:
“Điều 46. Cấp và quản lý sổ BHXH
4. Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào sổ mới”.
Như vậy, pháp luật chỉ cho phép 1 người lao động có 1 mã số sổ bảo hiểm xã hội. Nếu có nhiều sổ thì người lao động phải thực hiện thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội thì mới có thể giải quyết quyền lợi sau này.
Do đó khi bạn sang công ty mới thì phải có sổ bảo hiểm xã hội ở công ty cũ để tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm vào sổ bảo hiểm xã hội ở công ty cũ.
Về thủ tục tham gia bảo hiểm ở công ty mới:
Căn cứ vào Điều 23, Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:
“Điều 23. Đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT
1. Thành phần hồ sơ
1.1. Người lao động
a) Đối với người lao động đang làm việc tại đơn vị:
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
– Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.
1.2. Đơn vị:
a) Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).
b) Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS).
c) Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.“
Theo đó, thì bạn cần chuẩn bị giấy tờ sau:
+) Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT theo mẫu TK1-TS.
+) Đối với người được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: Giấy tờ chứng minh
Hướng dẫn cách báo tăng lao động khi làm việc ở công ty mới;
Bước 01: Ban truy cập vào trang Bảo hiểm xã hội điện tử Việt Nam theo đường link dẫn sau: https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn/#/index
Bước 02: Bạn thực hiện đăng nhập tài khoản trên phần mềm Bảo hiểm xã hội
– Tên đăng nhập: Mã số thuế đơn vị bạn
– Mật khẩu: là mật khẩu do BHXH VN gửi cho bạn vào email
– Mã captra: nhập mã captra
Bước 03: Sau khi đăng nhập xong, nhận chọn mục “Kê khai hồ sơ” và chọn “Danh sách thủ tục”
Bước 04: Tìm chọn hồ sơ 600: Báo tăng, báo giảm, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN
Bước 05: Chọn tháng kê khai và kỳ kê khai.
Bước 06: Nhấn chọn lao động để thêm người lao động mà bạn muốn báo tăng vào hồ sơ (Mẫu D02-LT), Đồng thời tại mục phân loại chọn “Tăng lao động”
Bước 07: Trong Mẫu D02-LT điền các thông tin:
Phương án (cột B): Chọn phương án Tăng mới (TM) hoặc phương án tăng mới hợp đòng (TH)
Vị trí làm việc (Cột 9, 10, 11, 12),
Đã có sổ: nếu NLĐ đã có sổ BHXH thì tích vào ô đã có sổ (Cột 13)
Mã vùng lương tối thiểu (cột 18): Chọn vùng lương tương ứng
Hệ số lương/mức lương (cột 19): Điền mức lương đóng BHXH của NLĐ
Phụ cấp (từ cột số 20 – 24): Nếu người lao động có phụ cấp thì điền tương ứng vào các cốt
Loại và hiệu lực của Hợp đồng (từ cột số 27 -31): NLĐ ký loại Hợp đồng nào thì điền tương ứng vào cột đó
Thời điểm đơn vị bắt đầu đóng và Thời điểm đơn vị kết thúc đóng (cột 32 và cột 33): Điền tháng mà đơn vị bạn muốn báo tăng
Ghi chú (cột 36): Điền thông tin số hiệu Hợp đồng lao động
Bước 8: Bạn kéo chuột xuống cuối mẫu D02-LT, điền số thẻ BHYT và sổ BHXH đề nghị cấp
Bước 9: Trường hợp báo tăng lao động muộn thì cần kê Bảng kê thông tin mẫu D01-TS, up hồ sơ đính kèm tại mục “Hồ sơ đính kèm”
Bước 10: Sau khi kê khai xong, nhấn lưu hồ sơ.
Bước 11: Nhấn “kê khai” để nộp hồ sơ lên cơ quan Bảo hiểm xã hội
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Kết luận: Để tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội ở công ty mới thì bạn cần chuẩn bị mẫu tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (theo mẫu TK1-TS). Do hiện nay người lao động được tự giữ sổ bảo hiểm xã hội của mình nên theo đó bạn không cần nộp sổ cho công ty. Tuy nhiên, bạn cần cho công ty số sổ BHXH để tiếp tục đóng vào số đó.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về đóng tiếp bảo hiểm xã hội. Ngoài ra , bạn có thể tham khảo thêm những bài viết dưới đây:
- Nghỉ ngang có được phía công ty chốt sổ bảo hiểm xã hội?
- Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội khi chấm dứt hợp đồng lao động
Mọi thắc mắc liên quan đến đóng tiếp bảo hiểm xã hội, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Xử lý bảo hiểm xã hội khi công ty tạm ngừng hoạt động kinh doanh
- Tính tiền thai sản khi đóng nhiều mức lương ở các công ty khác nhau
- Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính thế nào?
- Quy định pháp luật về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
- Mức hưởng bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh trái tuyến ở TPHCM