19006172

Bị tai nạn giao thông khi đi làm nhiệm vụ có được xác nhận là thương binh?

Bị tai nạn giao thông khi đi làm nhiệm vụ có được xác nhận là thương binh?

Con tôi tên là Trần Quang Duy, là quân nhân, làm nhiệm vụ rà phá bom mìn tại vành đai biên giới phía Bắc. Tháng 6/2012, trên đường công tác, con tôi bị tai nạn giao thông lật ô tô tại dốc U Bò, xã Bắc Sơn, TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh; bị mất 51% sức lao động, đang hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động nhưng không được hưởng chế độ thương binh. Xin hỏi, con tôi có được hưởng chế độ thương binh không?



Tai nạn giao thôngTư vấn chế độ chính sách:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấnVấn đề của bạn về bị tai nạn giao thông khi đi làm nhiệm vụ có được xác nhận là thương binh; chúng tôi xin trả lời như sau:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 27 Nghị định 31/2013/NĐ-CP như sau:

“Điều 27. Điều kiện xác nhận

1. Người bị thương thuộc một trong các trường hợp sau được xem xét xác nhận là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (sau đây gọi chung là thương binh):

a) Chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;

b) Trực tiếp phục vụ chiến đấu trong khi địch bắn phá: Tải đạn, cứu thương, tải thương, đảm bảo thông tin liên lạc, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hóa và các trường hợp đảm bảo chiến đấu;

c) Hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích thực thể;

d) Làm nghĩa vụ quốc tế mà bị thương trong khi thực hiện nhiệm vụ.

Trường hợp bị thương trong khi học tập, tham quan, du lịch, an dưỡng, chữa bệnh, thăm viếng hữu nghị; làm việc theo hợp đồng kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, lao động thì không thuộc diện xem xét xác nhận là thương binh;

đ) Trực tiếp tham gia đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội thuộc các tội được quy định trong Bộ luật Hình sự;

e) Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân;

g) Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm: Bắn đạn thật, sử dụng thuốc nổ; huấn luyện, diễn tập chiến đấu của không quân, hải quân, cảnh sát biển và đặc công; chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai;

h) Làm nhiệm vụ quốc phòng và an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

i) Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao.”

Như vậy, trên quy định trên thì một trong những trường hợp được xem xét xác nhận thương binh là người trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm: Bắn đạn thật, sử dụng thuốc nổ; huấn luyện, diễn tập chiến đấu của không quân, hải quân, cảnh sát biển và đặc công; chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai.

Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Con bạn tên là Trần Quang Duy, là quân nhân, làm nhiệm vụ rà phá bom mìn tại vành đai biên giới phía Bắc. Tháng 6/2012, trên đường công tác, con bạn bị tai nạn lật ô tô tại dốc U Bò, xã Bắc Sơn, TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh; bị mất 51% sức lao động, đang hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động nhưng không được hưởng chế độ thương binh là đúng quy định. Vì bạn bị thương do bị tai nạn giao thông trên đường đi làm nhiệm vụ chứ không phải bị thương khi trực tiếp phá bom mìn. Do đó, bạn không thuộc trường hợp được xác nhận là thương theo quy định.

Tai nạn giao thông

Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172

Kết luận:

Trường hợp bạn bị tai nạn trên đường đi làm nhiệm vụ không thuộc trường hợp được xem xét xác nhận là thương binh theo quy định.

Trên đây là bài viết về vấn đề bị tai nạn giao thông khi đi làm nhiệm vụ có được xác nhận là thương binh? Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:

Chế độ với thương binh đồng thời là người hưởng chế độ mất sức lao động

Thương binh hạng 1/4 chết tại gia đình do vết thương tái có được xét liệt sĩ

Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

luatannam