Căn cứ cấp giấy báo tử đối với liệt sĩ hy sinh từ ngày 31/12/1994 trở về trước
Khoản 11, Điều 4 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội có quy định căn cứ cấp giấy báo tử là “những trường hợp hy sinh từ ngày 31/12/1994 trở về trước đã được ghi là liệt sĩ trong giấy báo tử trận; Huân chương; Huy chương; Giấy chứng nhận đeo Huân chương; Giấy chứng nhận đeo Huy Chương; Bảng vàng danh dự; Bảng gia đình vẻ vang; danh sách liệt sĩ lưu trữ tại các trung đoàn và tương đương trở lên; lịch sử Đảng bộ cấp xã trở lên được các cơ quan Đảng có thẩm quyền thẩm định và đã xuất bản; báo cáo hàng năm từ trước năm 1995 của các cấp ủy đảng được lưu giữ tại các cơ quan có thẩm quyền của Đảng”. Tôi xin hỏi, theo quy định trên, nếu lấy lịch sử Đảng bộ từ cấp xã trở lên làm căn cứ thì có yêu cầu lịch sử Đảng bộ đó phải được xuất bản trước năm 1995 không, hay xuất bản thời gian nào sau năm 1995 cũng đủ cơ sở để làm căn cứ? Thông tin ghi trong lịch sử Đảng bộ là mất tin, mất tích, không ghi là đã hy sinh và không có thông tin thời gian hy sinh, địa điểm hy sinh thì có đủ cơ sở để làm xác lập hồ sơ không?
- Thủ tục xác nhận liệt sĩ trong trường hợp không còn giấy tờ
- Hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp đối với vợ liệt sĩ đi lấy chồng khác
- Có được bổ sung tình hình thân nhân liệt sĩ khi nhận nuôi con nuôi?
Tư vấn chế độ chính sách:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Về căn cứ cấp giấy báo tử đối với liệt sĩ hy sinh từ ngày 31/12/1994 trở về trước; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 9 và Khoản 11 Điều 4 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH như sau:
“Điều 4. Căn cứ cấp giấy báo tử
9. Trường hợp mất tin, mất tích theo quy định tại Điểm k Khoản 1 Điều 17 của Nghị định phải có phiếu xác minh (Mẫu LS2) của cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an.
Trường hợp mất tin, mất tích từ ngày 01 tháng 01 năm 1990 trở về sau trong các trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ, e, và g Khoản 1 Điều 11 của Pháp lệnh ưu đãi người có công thì ngoài phiếu xác minh và các giấy tờ tương ứng với từng trường hợp quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều này phải có thêm quyết định của Tòa án tuyên bố là đã chết theo quy định của Bộ luật Dân sự.
11. Những trường hợp hy sinh từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước đã được ghi là liệt sĩ trong Giấy báo tử trận; Huân chương; Huy chương; Giấy chứng nhận đeo Huân chương; Giấy chứng nhận đeo Huy chương; Bảng vàng danh dự; Bảng gia đình vẻ vang; danh sách liệt sĩ lưu trữ tại các trung đoàn và tương đương trở lên; lịch sử Đảng bộ cấp xã trở lên được các cơ quan Đảng có thẩm quyền thẩm định và đã xuất bản; báo cáo hàng năm từ trước năm 1995 của các cấp ủy đảng được lưu giữ tại cơ quan có thẩm quyền của Đảng.”
Như vậy
Theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn thì người hy sinh trước ngày 31/12/1994 trở về trước được ghi nhận là liệt sĩ trong lịch sử Đảng bộ cấp xã trở lên được các cơ quan Đảng có thẩm quyền thẩm định và đã xuất bản thì được xem xét, lập hồ sơ, cấp giấy báo tử đề nghị xác nhận là liệt sĩ mà không quy định cần thời gian xuất bản cuốn lịch sử Đảng bộ trước năm 1995.
Về xác nhận liệt sĩ đối với trường hợp mất tin, mất tích, theo quy định tại Khoản 9, Điều 4 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH, người hy sinh trong trường hợp mất tin, mất tích nếu có phiếu xác minh (mẫu LS2) của cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an thì được xem xét lập hồ sơ, cấp giấy báo tử đề nghị xác nhận là liệt sĩ.
Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172
Kết luận:
Căn cứ cấp giấy báo tử đối với liệt sĩ hy sinh từ ngày 31/12/1994 trở về trước và người mất tin, mất tích được áp dụng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trên đây là bài viết về vấn đề căn cứ cấp giấy báo tử đối với liệt sĩ hy sinh từ ngày 31/12/1994 trở về trước. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Thủ tục sửa đổi thông tin thân nhân trong giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ
Hồ sơ hưởng trợ cấp tuất của con liệt sĩ bị khuyết tật sau khi đủ 18 tuổi
Nếu bạn còn vấn đề thắc mắc cần giải đáp; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn; giải đáp trực tiếp.
- Có được bổ sung tình hình thân nhân liệt sĩ khi nhận nuôi con nuôi?
- Thẩm quyền cấp giấy báo tử cho người hy sinh tại chiến trường B
- Thương binh mất do vết thương tái phát có được công nhận là liệt sĩ không?
- Di chuyển hồ sơ nhận trợ cấp thờ cúng liệt sĩ khi thay đổi nơi cư trú
- Trợ cấp ưu đãi một lần đối với người bị thương tật dưới 21%