19006172

Có được thanh toán tiền tàu xe khi đi tìm mộ liệt sĩ hay không?

Có được thanh toán tiền tàu xe khi đi thăm mộ liệt sĩ hay không?

Cụ của tôi là liệt sĩ Hà Thế Khuyến, trong Bằng Tổ quốc ghi công ghi sinh năm 1884, hy sinh năm 1942 tại nhà tù Côn Đảo. Từ khi nhận được Bằng Tổ quốc ghi công đến nay gia đình tôi chưa có dịp ra Côn Đảo tìm mộ, hài cốt của cụ. Nay, gia đình tôi ra Côn Đảo theo giấy giới thiệu tìm nhưng không thấy mộ của cụ, chỉ thấy hồ sơ. Vậy, cụ của tôi có được hưởng chế độ chính sách gì ngoài tiền thờ cúng hàng năm gia đình được hưởng không? Gia đình ra Côn Đảo thăm mộ có được thanh toán tiền tàu xe đi lại không?



Tư vấn chế độ chính sách:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấnVấn đề của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Thứ nhất, về vấn đề hưởng thêm chế độ 

Căn cứ Khoản 2 Điều 48 Nghị định 31/2013/NĐ-CP quy định như 

“Điều 48. Chế độ ưu đãi khi người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày chết

2. Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày thì đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 1,5 lần mức chuẩn”.

Theo đó, người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày thì đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 1,5 lần mức chuẩn.

Tuy nhiên, hiện nay nhà tù Côn Đảo chưa có tên trong Danh mục nhà tù và những nơi được coi là nhà tù trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ được ban hành kèm theo Thông tư 16/2014/TT-BLĐTBXH. Do vậy, trường hợp cụ của bạn bị tù, đày và hy sinh tại nhà tù Côn Đảo chưa có căn cứ để xem xét, giải quyết chế độ ưu đãi cho thân nhân.

Thứ hai, về vấn đề thanh toán tiền tàu xe khi tìm mộ liệt sĩ

Căn cứ Khoản 3 và Khoản 4 Điều 17 Thông tư 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC quy định:

“Điều 17. Hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sĩ

3. Nội dung và mức hỗ trợ:

Hỗ trợ tiền đi lại và tiền ăn theo khoảng cách từ nơi cấp giấy giới thiệu đến nghĩa trang có mộ liệt sĩ hoặc địa phương nơi liệt sĩ hy sinh. Mức hỗ trợ mỗi năm một lần đi thăm viếng đối với một liệt sĩ như sau:

– Khoảng cách dưới 100 km: mức hỗ trợ 150.000 đồng/người.

– Từ 100 km đến dưới 300 km: mức hỗ trợ 300.000 đồng/người.

– Từ 300 km đến dưới 500 km: mức hỗ trợ 500.000 đồng/người.

– Từ 500 km đến dưới 1.000 km: mức hỗ trợ 800.000 đồng/người.

– Từ 1.000 km đến 1.500 km: mức hỗ trợ 1.100.000 đồng/người.

– Từ 1.500 km đến 2.000 km: mức hỗ trợ 1.500.000 đồng/người.

– Từ 2.000 km trở lên: mức hỗ trợ 1.700.000 đồng/người.

Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172

4. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội nơi cấp giấy giới thiệu đi thăm viếng mộ liệt sĩ căn cứ vào xác nhận về việc thăm viếng mộ để thực hiện chi hỗ trợ tiền đi lại, tiền ăn cho thân nhân liệt sĩ (không quá ba người) hoặc người thờ cúng liệt sĩ trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được các giấy tờ hợp lệ theo quy định”.

Như vậy, gia đình bạn đi tìm mộ cụ của bạn thì được hỗ trợ thanh toán tiền tàu xe (bao gồm cả lượt đi và lượt về) số lượng không quá 03 người, mỗi năm một lần theo quy định. Ngoài ra cũng được hỗ trợ tiền ăn với số lượng không quá 03 người.

Kết luận:

– Trường hợp này không đủ điều kiện để hưởng thêm chế độ người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày.

– Gia đình ra Côn Đảo tìm mộ cụ thì được thanh toán tiền tàu xe đi lại theo quy định.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:

Chế độ khi vợ liệt sĩ đồng thời là người hưởng trợ cấp tù đày mất

Hưởng chế độ người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày cần giấy tờ gì?

Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

luatannam