Điều kiện tiêu chuẩn xác nhận đối tượng thương binh và liệt sĩ
Điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận liệt sĩ, thương binh. Tôi là tổ trưởng dân phố, ngoài hoạt động theo quy định chung, UBND phường ban hành riêng một quy chế hoạt động phối hợp giữa cảnh sát khu vực với tổ trưởng dân phố trong công tác bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn. Tại Chương II Điều 6 Điểm B về trách nhiệm của tổ trưởng dân phố có ghi, tổ chức cho nhân dân bắt người phạm tội quả tang, tước vũ khí và hung khí của người bị bắt. Xin hỏi, nếu tổ trưởng bị chết hoặc bị thương do tội phạm manh động gây ra thì tổ trưởng có được công nhận là liệt sĩ hoặc thương binh không?
- Thương binh hạng 1/4 chết tại gia đình do vết thương tái có được xét liệt sĩ
- Thương binh có được công nhận là liệt sĩ khi chết do vết thương tái phát?
- Chết do tai nạn giao thông trên đường truy bắt tội phạm có được công nhận liệt sĩ?
Tư vấn chế độ chính sách:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Về điều kiện tiêu chuẩn xác nhận đối tượng thương binh và liệt sĩ; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 17 Nghị định 31/2013/NĐ-CP như sau:
“Điều 17. Điều kiện xác nhận liệt sĩ
1. Người hy sinh thuộc một trong các trường hợp sau được xem xét xác nhận là liệt sĩ:
d) Trực tiếp tham gia đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi nguy hiểm cho xã hội thuộc các tội được quy định trong Bộ luật Hình sự;”
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 27 Nghị định 31/2013/NĐ-CP thì:
“Điều 27. Điều kiện xác nhận
1. Người bị thương thuộc một trong các trường hợp sau được xem xét xác nhận là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (sau đây gọi chung là thương binh):
đ) Trực tiếp tham gia đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội thuộc các tội được quy định trong Bộ luật Hình sự;”
Như vậy, theo quy định trên thì người hy sinh hoặc bị thương trong trường hợp trực tiếp tham gia đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi nguy hiểm cho xã hội thuộc các tội được quy định trong Bộ luật Hình sự thì được xem xét xác nhận liệt sĩ hoặc thương binh.
Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Bạn là tổ trưởng dân phố, ngoài hoạt động theo quy định chung, UBND phường ban hành riêng một quy chế hoạt động phối hợp giữa cảnh sát khu vực với tổ trưởng dân phố trong công tác bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn. Tại Chương II Điều 6 Điểm B về trách nhiệm của tổ trưởng dân phố có ghi, tổ chức cho nhân dân bắt người phạm tội quả tang, tước vũ khí và hung khí của người bị bắt.
Do đó, nếu tổ trưởng bị chết hoặc bị thương do tội phạm manh động gây ra thì sẽ được xem xét xác nhận là liệt sĩ hoặc thương binh.
Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172
Kết luận:
Trường hợp người hy sinh hoặc bị thương trong khi trực tiếp tham gia đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi nguy hiểm cho xã hội thuộc các tội được quy định trong Bộ luật Hình sự thì được xem xét xác nhận liệt sĩ hoặc thương binh theo quy định.
Trên đây là bài viết về vấn đề điều kiện tiêu chuẩn xác nhận đối tượng thương binh và liệt sĩ. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết sau:
Có thể cấp thẻ thương binh cho người đã từ trần hay không?
Thương binh suy giảm 60% khả năng lao động được hưởng chế độ gì?
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Trợ cấp đối với người thờ cúng hai liệt sĩ được tính như thế nào?
- Tiêu chí rà soát hộ nghèo đối với gia đình người khuyết tật
- Thủ tục cấp lại giấy xác nhận khuyết tật bị mất như thế nào?
- Điều kiện hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng đối với thân nhân liệt sĩ
- Trợ cấp tuất đối với thân nhân của 2 liệt sĩ năm 2023 là bao nhiêu?