Được hưởng 2 chế độ thương binh và mất sức cùng lúc
Chào anh, chị! Tôi là người đang hưởng chế độ mất sức lao động. Tuy nhiên, trước đây khi tôi tham gia giải phóng miền nam tôi có bị thương và đã được giám định tỉ lệ thương tật là 25% Tôi nghe nói, theo pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng mới thì tôi có thể được hưởng 2 chế độ thương binh và người mất sức cùng lúc. Không biết thông tin đó có chính xác không? Mong anh, chị ở tổng đài tư vấn chính sách giải đáp thắc mắc này giúp tôi?
- Giải quyết chế độ khi thương binh nặng từ trần do vết thương tái phát
- Hưởng chế độ tuất cho thân nhân thương binh chết
- Trợ cấp thương binh có được tăng theo lương cơ sở hay không?
Tư vấn chế độ chính sách:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Vấn đề thương binh từ trần do vết thương tái phát; chúng tôi xin trả lời như sau:
Căn cứ Điều 24 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng 2022 quy định như sau thì chú là là thương binh với tỉ lệ tổn thương cơ thể là 25% thì chú được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng và các chế độ khác như sau:
1. Trợ cấp, phụ cấp hằng tháng đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh như sau:
– Trợ cấp hằng tháng căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể và loại thương binh;
– Trợ cấp người phục vụ đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình;
– Phụ cấp hằng tháng đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên;
– Phụ cấp đặc biệt hằng tháng đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có vết thương đặc biệt nặng. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh hưởng phụ cấp đặc biệt hằng tháng thì không hưởng phụ cấp hằng tháng.
2. Bảo hiểm y tế.
3. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên thì được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm.
4. Ưu tiên, hỗ trợ trong giáo dục và đào tạo, tạo điều kiện làm việc trong cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể.
5. Chế độ ưu đãi quy định tại các điểm c, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này.
6. Được Nhà nước hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu, bao gồm nhà xưởng, trường, lớp, trang bị, thiết bị, được vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh.
Đối với trường hợp người đang hưởng mất sức lao động giờ muốn giải quyết hưởng thêm chế độ thương binh thì Điều 44 Nghị định 131/2021/NĐ-CP năm 2021 thì chú cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1. Cá nhân làm đơn đề nghị theo Mẫu số 19 Phụ lục I Nghị định này gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đang thường trú.
Bước 2. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nhận hồ sơ và có trách nhiệm xử lý như sau:
– Đối với hồ sơ thương binh đang hưởng chế độ mất sức lao động lưu tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận được đơn, kiểm tra, đối chiếu hồ sơ đang quản lý để ban hành quyết định hưởng thêm chế độ trợ cấp ưu đãi theo Mẫu số 62 Phụ lục I Nghị định này.
– Đối với hồ sơ thương binh đang hưởng chế độ mất sức lao động mà không có hồ sơ lưu ở Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc hồ sơ lưu không còn giấy tờ thể hiện tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tật, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, có văn bản đề nghị cơ quan Bảo hiểm xã hội cung cấp bản sao toàn bộ hồ sơ hưởng chế độ mất sức lao động; kiểm tra đối chiếu, nếu đủ căn cứ thì trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận được bản sao hồ sơ, ban hành quyết định hưởng thêm chế độ trợ cấp ưu đãi theo Mẫu số 62 Phụ lục I Nghị định này.
Bước 3. Cơ quan Bảo hiểm xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, có trách nhiệm cung cấp bản sao hồ sơ hưởng chế độ mất sức lao động đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Bước 4. Trường hợp bản sao hồ sơ hưởng chế độ mất sức lao động không thể hiện rõ tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tật thì Sở Lao động – Thương binh và có văn bản đề nghị Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị quân đội nhân dân Việt Nam (đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng trong quân đội) hoặc thủ trưởng Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an (đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong công an) cấp bản trích lục hồ sơ thương binh làm căn cứ để giải quyết chế độ.
Như vậy, để được hưởng 2 chế độ thương binh và mất sức lao động cùng lúc, chú làm mẫu số 19 Phụ lục I của Nghị định 131/NĐCP năm 2021 và gửi về sở lao động-thương binh và xã hội nơi chú đang thường trú để được giải quyết.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết sau:
- Con thương binh mất sức lao động 51% có được thẻ BHYT miễn phí?
- Thương binh mất do vết thương tái phát có được công nhận là liệt sĩ không?
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Cấp thẻ BHYT cho đối tượng thân nhân của người có công với cách mạng
- Hiện nay đã tăng mức trợ cấp cho thương binh chưa?
- Vợ liệt sĩ tái giá khi chết được hưởng chế độ gì
- Hưởng trợ cấp người cao tuổi khi đang nhận trợ cấp tuất hàng tháng
- Người có công nuôi dưỡng liệt sĩ có được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng?