Giải quyết chế độ khi thương binh nặng từ trần do vết thương tái phát
Bố tôi được xác nhận là thương binh nặng đã trên 30 năm, nay vết thương cũ tái phát trầm trọng, có xác nhận của bác sĩ Bệnh viện Quân đội 108. Xin hỏi, bố tôi điều trị tại các bệnh viện thì được hưởng chế độ bảo hiểm như thế nào? Nếu bố tôi từ trần thì sẽ được xét duyệt và hưởng những chế độ gì?
- Trợ cấp thương binh có được tăng theo lương cơ sở hay không?
- Thương binh suy giảm trên 61% chết thân nhân được hưởng chế độ gì
- Có được nhận cả trợ cấp thương binh và trợ cấp tuất tuất hàng tháng?
Tư vấn chế độ chính sách:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Vấn đề thương binh từ trần do vết thương tái phát; chúng tôi xin trả lời như sau:
Thứ nhất, chế độ khi điều trị tại bệnh viện
Căn cứ Điểm d Khoản 3 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định như sau:
“Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:
d) Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;”
Bên cạnh đó, Điểm a Khoản 1 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 có quy định:
“Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế 28
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này.”
Theo đó, bố của bạn là thương binh nặng (và kể cả khi vết thương tái phát) thì được BHYT người có công với mức hưởng là 100% chi phí khi khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến. Trường hợp trái tuyến thì được hưởng 40% chi phí khám chữa bệnh theo Khoản 3 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014.
Thứ hai, chế độ nếu bố của bạn từ trần do vết thương tái phát
Căn cứ Điểm i Khoản 1 Điều 17 Nghị định 31/2013/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 17. Điều kiện xác nhận liệt sĩ
1. Người hy sinh thuộc một trong các trường hợp sau được xem xét xác nhận là liệt sĩ:
i) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh bị chết do vết thương tái phát (không áp dụng đối với thương binh loại B) trong các trường hợp sau:
Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên chết do vết thương tái phát có xác nhận của cơ sở y tế.
Suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% chết trong khi đang điều trị vết thương tái phát tại bệnh viện cấp huyện hoặc tương đương trở lên;”
Như vậy:
Thương binh từ trần do vết thương tái phát được xem xét xác nhận là liệt sĩ nếu thuộc một trong các trường hợp:
– Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên chết do vết thương tái phát có xác nhận của cơ sở y tế.
– Suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% chết trong khi đang điều trị vết thương tái phát tại bệnh viện cấp huyện hoặc tương đương trở lên;
Nếu bố của bạn chết do vết thương cũ tái phát có xác nhận của Bệnh viện quân đội trung ương 108 thì sẽ được xem xét xác nhận là liệt sĩ.
Điều 14 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi, bổ sung năm 2012 quy định:
“Điều 14
2. Các chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ bao gồm:
a) Trợ cấp tiền tuất một lần khi báo tử;
b) Trợ cấp tiền tuất hàng tháng theo các mức thân nhân của một liệt sĩ, thân nhân của hai liệt sĩ, thân nhân của ba liệt sĩ trở lên đối với cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ, vợ hoặc chồng của liệt sĩ, con liệt sĩ dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.
Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ, vợ hoặc chồng liệt sĩ cô đơn không nơi nương tựa, con liệt sĩ mồ côi cả cha mẹ quy định tại điểm này thì được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng;
đ) Thân nhân liệt sĩ được Nhà nước mua bảo hiểm y tế; được ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ về nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 4 của Pháp lệnh này;
e) Cha đẻ, mẹ đẻ; người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; vợ hoặc chồng; con liệt sĩ bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần.
Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ chỉ có một con mà người con đó là liệt sĩ hoặc cha đẻ, mẹ đẻ có hai con là liệt sĩ trở lên được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm;
Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172
g) Thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết căn cứ vào hoàn cảnh của từng người, khả năng của Nhà nước; khi chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí, thân nhân được hưởng một khoản trợ cấp;
h) Con liệt sĩ được hưởng chế độ ưu tiên, hỗ trợ quy định tại khoản 5 Điều 4 của Pháp lệnh này”.
Khi bố của bạn từ trần và được xác nhận là liệt sĩ thì thân nhân được hưởng các chế độ sau:
– Trợ cấp tiền tuất một lần khi báo tử;
– Trợ cấp tiền tuất hàng tháng đối với cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ, vợ hoặc chồng của liệt sĩ, con liệt sĩ dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng;
– Thân nhân được Nhà nước mua BHYT; được ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ về nhà ở quy định;
– Cha đẻ, mẹ đẻ; người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; vợ hoặc chồng; con liệt sĩ bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được điều dưỡng phục hồi sức khỏe 02 năm/ lần.
– Thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết căn cứ vào hoàn cảnh của từng người, khả năng của Nhà nước; khi chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí, thân nhân được hưởng một khoản trợ cấp;
– Con được ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm; được hỗ trợ để theo học tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Đối tượng nào được hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ?
Hồ sơ xác nhận là liệt sĩ khi thương binh chết do vết thương tái phát
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Điều kiện hưởng trợ cấp đối với vợ liệt sĩ tái giá như thế nào?
- Các giấy tờ cần thiết để làm thủ tục di chuyển hài cốt liệt sĩ
- Trợ cấp xã hội và hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng với người khuyết tật
- Trường hợp họ tộc có quyền cử người thờ cúng liệt sĩ
- Không thống nhất được việc ủy quyền nhận tiền trợ cấp thờ cúng liệt sĩ