Hồ sơ giám định vết thương còn sót đối với thương binh
Ba tôi đi giám định và là thương binh bị thương tật 51%, vết thương từ năm 2009, đến nay chân ba tôi đau nhức đi khám và phát hiện ra có một mảnh vỏ đạn cắm vào xương gây đau nhức, vết thương này trước kia không phát hiện ra. Vậy nay bên gia đình tôi muốn xin giám định lại vết thương còn sót có được không? Hồ sơ ba tôi cần làm bao gồm những giấy tờ gì? Mong tổng đài tư vấn giúp tôi, tôi xin cảm ơn.
- Thương binh có được giám định lại thương tật khi vết thương cũ tái phát?
- Trường hợp được giám định lại thương tật để hưởng chế độ thương binh
- Trường hợp nào được giám định vết thương còn sót cho thương binh?
Tư vấn chế độ chính sách:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Vấn đề của bạn về hồ sơ giám định vết thương còn sót đối với thương binh; chúng tôi xin trả lời như sau:
Thứ nhất, về trường hợp thương binh được giám định vết thương còn sót:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 30 Nghị định 31/2013/NĐ-CP như sau:
“Điều 30. Giám định lại thương tật
3. Người bị thương đã giám định thương tật nhưng còn sót vết thương chưa giám định thì được giám định bổ sung và tổng hợp tỷ lệ suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ ưu đãi.”
Như vậy theo quy định trên thì đối với người bị thương đã giám định thương tật nhưng còn sót vết thương chưa giám định thì được giám định bổ sung và tổng hợp tỷ lệ suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ ưu đãi.
Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Ba bạn đi giám định và là thương binh bị thương tật 51%, vết thương từ năm 2009. Đến nay chân ba bạn đau nhức đi khám và phát hiện ra có một mảnh vỏ đạn cắm vào xương gây đau nhức, vết thương này trước kia không phát hiện ra. Do đó, trường hợp này ba bạn sẽ được giám định bổ sung và tổng hợp tỷ lệ suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ ưu đãi.
Thứ hai, hồ sơ giám định vết thương còn sót:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH như sau:
“Điều 21. Hồ sơ, thủ tục giám định vết thương còn sót
1. Hồ sơ
a) Đơn đề nghị giám định vết thương còn sót;
b) Bản sao giấy chứng nhận bị thương;
c) Bản sao biên bản của các lần giám định trước;
d) Kết quả chụp, chiếu kèm chẩn đoán của bệnh viện cấp huyện trở lên đối với trường hợp còn sót mảnh kim khí trong cơ thể;
đ) Phiếu phẫu thuật của bệnh viện cấp huyện trở lên đối với trường hợp đã phẫu thuật lấy dị vật.
Như vậy, theo quy định trên thì để giám định vết thương còn sót bố bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:
+) Đơn đề nghị giám định vết thương còn sót;
+) Bản sao giấy chứng nhận bị thương;
+) Bản sao biên bản của lần giám định trước;
Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172
+) Kết quả chụp, chiếu kèm chẩn đoán của bệnh viện cấp huyện trở lên đối với trường hợp còn sót mảnh kim khí trong cơ thể;
+) Phiếu phẫu thuật của bệnh viện cấp huyện trở lên đối với trường hợp đã phẫu thuật lấy dị vật.
Kết luận:
Trường hợp của bố bạn sẽ được giám định lại vết thương còn sót và cần phải chuẩn bị hồ sơ theo quy định hiện hành.
Trên đây là bài viết về vấn đề hồ sơ giám định vết thương còn sót đối với thương binh. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Thương binh loại B có được giám định vết thương tái phát không?
Chế độ với thương binh đồng thời là người hưởng chế độ mất sức lao động
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.