Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ cần giấy tờ gì?
Bố đẻ tôi tên là Nguyễn Văn Phi, quê quán tại thôn Bình Lăng, xã Tiền Phong, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Bố tôi đi bộ đội tình nguyện trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, là tiểu đội trưởng Trung đoàn 42, bộ đội chủ lực, hy sinh ngày 16/7/1951 tại trận địa Đoàn Đào, huyện Phủ Cù, tỉnh Hưng Yên. Khi bố tôi hy sinh, mẹ tôi cũng lâm bệnh nặng và qua đời, tôi còn nhỏ ở cùng ông bà ngoại nên không biết đến chính sách của bố tôi. Do di chuyển chỗ ở nhiều lần nên bị thất lạc bản chính Bằng Tổ Quốc ghi công, chỉ còn bản photo. Nay, tôi muốn hưởng chế độ ưu đãi cho thân nhân thì phải có những giấy tờ gì? Đến đâu làm thủ tục?
- Thủ tục cấp lại Bằng Tổ quốc ghi công cần giấy tờ như thế nào?
- Hưởng lại chế độ ưu đãi đối với người có công như thế nào?
- Thủ tục điều chỉnh thông tin cá nhân trong hồ sơ người có công
Tư vấn chế độ chính sách:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Vấn đề của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
Căn cứ Điều 6 và Khoản 1 Điều 7 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
“Điều 6. Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ
1. Giấy báo tử.
2. Bản sao Bằng “Tổ quốc ghi công”.
3. Bản khai tình hình thân nhân liệt sĩ (Mẫu LS4) kèm các giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều 7 của Thông tư này.
4. Quyết định cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp hàng tháng hoặc quyết định trợ cấp một lần khi báo tử trong trường hợp liệt sĩ không còn thân nhân (Mẫu LS5)”.
“Điều 7. Thủ tục giải quyết chế độ đối với thân nhân liệt sĩ
1. Đại diện thân nhân liệt sĩ có trách nhiệm lập bản khai tình hình thân nhân kèm biên bản ủy quyền và bản sao Bằng “Tổ quốc ghi công” gửi Ủy ban nhân dân cấp xã”.
Bên cạnh đó, Điều 51 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH có quy định:
“Điều 51. Thủ tục đổi hoặc cấp lại Bằng “Tổ quốc ghi công”.
1. Thân nhân liệt sĩ hoặc người thờ cúng liệt sĩ có đơn đề nghị (Mẫu TQ1) gửi Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời hạn 05 ngày có trách nhiệm xác nhận vào đơn đề nghị, tổng hợp và lập danh sách gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
3. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận các giấy tờ quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này có trách nhiệm lập và gửi danh sách đổi hoặc cấp lại Bằng đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
4. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời hạn 30 ngày từ ngày nhận danh sách, có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu hồ sơ liệt sĩ, lập danh sách liệt sĩ có đầy đủ thông tin (Mẫu TQ2) gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Cục Người có công) kèm công văn đề nghị.
5. Trong thời hạn 30 ngày từ ngày nhận công văn và danh sách, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm in Bằng, gửi Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tiếp nhận Bằng “Tổ quốc ghi công” từ Cục Người có công để chuyển đến gia đình liệt sĩ”.
Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172
Theo đó, gia đình bạn muốn hưởng chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ thì đại diện thân nhân liệt sĩ có trách nhiệm lập bản khai tình hình thân nhân (Mẫu LS4) kèm biên bản ủy quyền và bản sao Bằng “Tổ quốc ghi công” gửi Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bằng “Tổ quốc ghi công” của gia đình bạn bị thất lạc thì có thể làm đơn theo Mẫu TQ1 (theo Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để đề nghị cấp lại.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Có giới hạn số lượng thân nhân liệt sĩ được cấp thẻ BHYT không?
Xác định đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Gộp tỷ lệ suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ bệnh binh cao hơn
- Giải quyết mai táng phí cho thanh niên xung phong bị thất lạc giấy tờ
- Mẹ kế có được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng khi bệnh binh mất?
- Trợ cấp tuất hàng tháng cho vợ liệt sĩ là bao nhiêu?
- Chế độ khi thương binh 61% đang hưởng trợ cấp người cao tuổi qua đời