Hồ sơ hưởng ưu đãi với con đẻ của người bị nhiễm chất độc hóa học
Từ năm 1968 đến năm 1977 tôi tham gia kháng chiến tại Bình Trị Thiên và bị nhiễm chất độc hóa học. Mới đây tôi được giải quyết chế độ đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. Con của tôi bị tiểu đường đường type 2 và suy giảm 63% sức khỏe. Tôi cũng muốn làm hồ sơ cho cháu được hưởng chế độ với con đẻ thì như thế nào? Và tôi phải nộp ở đâu? Tôi cảm ơn!
- Hưởng chế độ nhiễm chất độc hóa học khi không còn giấy tờ
- Vợ của người bị chất độc da cam có được hưởng trợ cấp tuất?
- Chế độ nhiễm chất độc hóa học cho nữ thanh niên xung phong
Tư vấn chế độ chính sách:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
Thứ nhất, về hồ sơ với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
Căn cứ Điều 28 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
“Điều 28. Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
1. Bản khai (Mẫu HH1).
2. Bản sao giấy khai sinh.
3. Một trong những giấy tờ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ quy định tại Khoản 2 Điều 27 của Thông tư này.
4. Biên bản giám định dị dạng, dị tật của Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận dị dạng, dị tật bẩm sinh do ảnh hưởng chất độc hóa học và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên (Mẫu HH5).
5. Giấy chứng nhận dị dạng, dị tật do ảnh hưởng của chất độc hóa học do Giám đốc Sở Y tế cấp (Mẫu HH6).
6. Quyết định trợ cấp hàng tháng (Mẫu HH7)”.
Dẫn chiếu tới quy định tại Khoản 2 Điều 27 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH như sau:
“Điều 27. Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
2. Một trong những giấy tờ chứng minh thời gian tham gia hoạt động kháng chiến tại vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học: Quyết định phục viên, xuất ngũ; giấy X Y Z; giấy chuyển thương, chuyển viện, giấy điều trị; giấy tờ khác chứng minh có tham gia hoạt động kháng chiến tại vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học được xác lập từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước.
Bản sao: Lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, lý lịch quân nhân, Huân chương, Huy chương chiến sĩ giải phóng”.
Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
– Bản khai (Mẫu HH1).
– Bản sao giấy khai sinh.
– Một trong những giấy tờ sau của cha đẻ hoặc mẹ đẻ:
+) Quyết định phục viên, xuất ngũ;
+) Giấy X Y Z;
+) Giấy chuyển thương, chuyển viện, giấy điều trị;
+) Giấy tờ khác chứng minh có tham gia hoạt động kháng chiến tại vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học được xác lập từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước.
Bản sao: Lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, lý lịch quân nhân, Huân chương, Huy chương chiến sĩ giải phóng.
– Biên bản giám định dị dạng, dị tật của Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận dị dạng, dị tật bẩm sinh do ảnh hưởng chất độc hóa học và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên (Mẫu HH5).
– Giấy chứng nhận dị dạng, dị tật do ảnh hưởng của chất độc hóa học do Giám đốc Sở Y tế cấp (Mẫu HH6).
– Quyết định trợ cấp hàng tháng (Mẫu HH7).
Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172
Thứ hai, về nơi tiếp nhận hồ sơ
Căn cứ Điểm a Khoản 2 Điều 29 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
“Điều 29. Thủ tục xác nhận và giải quyết chế độ
1. Người đang phục vụ trong quân đội, công an do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an căn cứ quy định tại Điều 27 của Thông tư này để hướng dẫn cụ thể.
2. Các trường hợp không thuộc quy định tại Khoản 1 Điều này:
a) Cá nhân lập bản khai kèm các giấy tờ quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 27 hoặc Khoản 2, Khoản 3 Điều 28 của Thông tư này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã;”
Như vậy, bạn cần nộp hồ sơ nêu trên đến Ủy ban nhân dân cấp xã để được giải quyết.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Bệnh thông liên nhĩ có được coi là dị tật phơi nhiễm với chất độc hóa học?
Hồ sơ xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.