Hồ sơ xác nhận người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày
Trường hợp đối tượng là du kích bị bắt tù ở Phú Quốc từ tháng 3 năm 1967 đến tháng 3 năm 1973 được trao trả. Không có lý lịch nhưng trong bản khai thành tích hoạt động kháng chiến chống mỹ cứu nước có xác nhận thời gian bị bắt, tù đày tại Phú Quốc. Được tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng nhì. Năm 2013 được Ban liên lạc từ Việt Nam (do ông Phạm Bá Lữ – Trưởng ban) ký giấy chứng nhận bị bắt tù đày tại Phú Quốc từ ngày 23/3/1967 đến ngày 23/3/1973. Với hồ sơ như trên có được hưởng chế độ người có công bị bắt tù đày không? Mong tổng đài tư vấn giúp tôi, tôi xin cảm ơn.
- Điều kiện xác nhận người tham gia cách mạng bị địch bắt tù, đày
- Chế độ trợ cấp hàng tháng đối với người bị địch bắt tù, đày
- Thời điểm hưởng trợ cấp hàng tháng đối với người bị địch bắt tù, đày
Tư vấn chế độ chính sách:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề hồ sơ xác nhận người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày của bạn; chúng tôi xin trả lời như sau:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 33 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH thì:
“Điều 33. Hồ sơ xác nhận và giải quyết chế độ
2. Trường hợp chưa hưởng trợ cấp một lần
a) Bản khai cá nhân (Mẫu TĐ2).
Trường hợp người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày thì đại diện thân nhân lập bản khai (Mẫu TĐ3);
b) Bản sao một trong các giấy tờ: Lý lịch cán bộ, lý lịch Đảng viên (lập từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 trở về trước); hồ sơ hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội có xác định nơi bị tù, thời gian bị tù;
c) Quyết định trợ cấp hàng tháng (Mẫu TĐ4) hoặc Quyết định trợ cấp một lần (Mẫu TĐ5).”
Ngoài ra, theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư 16/2014/TT-BLĐTBXH thì:
“Điều 9. Hướng dẫn Khoản 1 Điều 46 của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP về xác nhận người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày
1. Ngoài quy định tại Khoản 2 Điều 33 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH, bổ sung một trong các giấy tờ xác định nơi bị tù, thời gian tù như sau:
a) Bản sao một trong các giấy tờ: lý lịch quân nhân, lý lịch công an nhân dân (lập từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 trở về trước); hồ sơ khen thưởng tổng kết thành tích tham gia kháng chiến; hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;
b) Bản sao giấy tờ, tài liệu khác có giá trị pháp lý lập từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 trở về trước;
c) Xác nhận của cơ quan chức năng thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về thời gian tù và nơi bị tù.”
Như vậy
Theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Đối tượng là du kích bị bắt tù ở Phú Quốc từ tháng 3 năm 1967 đến tháng 3 năm 1973 được trao trả. Không có lý lịch nhưng trong bản khai thành tích kháng chiến chống mỹ cứu nước có xác nhận thời gian bị bắt, tù đày tại Phú Quốc. Được tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng nhì. Năm 2013 được Ban liên lạc từ Việt Nam (do ông Phạm Bá Lữ – Trưởng ban) ký giấy chứng nhận bị bắt tù đày tại Phú Quốc từ ngày 23/3/1967 đến ngày 23/3/1973. Do đó, trường hợp này bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:
+) Bản khai cá nhân theo Mẫu TĐ2;
+) Bản sao một trong số giấy tờ: Lý lịch cán bộ, lý lịch Đảng viên, lý lịch quân nhân; lý lịch công an nhân dân (lập từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 trở về trước); hồ sơ hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội có xác định nơi bị tù, thời gian bị tù; hồ sơ khen thưởng tổng kết thành tích tham gia kháng chiến;
+) Quyết định trợ cấp hàng tháng theo Mẫu TĐ4 hoặc Quyết định trợ cấp một lần theo Mẫu TĐ5;
+) Xác nhận của cơ quan chức năng thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về thời gian tù và nơi bị tù.
Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172
Kết luận:
Trường hợp của bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ theo quy định trên để xác nhận là người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày.
Trên đây là bài viết về vấn đề hồ sơ xác nhận người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi có cần ghi thời gian và địa điểm bị tù, đày?
Cháu của người hoạt động kháng chiến có được hưởng BHYT?
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Hưởng đồng thời trợ cấp bệnh binh và trợ cấp người cao tuổi
- Người có bằng khen của cấp Bộ được hưởng chế độ như thế nào?
- Cần làm gì để được hỗ trợ kinh phí di chuyển hài cốt của liệt sĩ?
- Vợ liệt sĩ đã tái giá khi mất có được hưởng chế độ tử tuất không?
- Trợ cấp tuất cho vợ của thương binh bị chấp hành án phạt tù