Khi thương binh mất do vết thương tái phát thân nhân được chế độ gì?
Bố tôi là thương binh 2/4 tỷ lệ là 61%. Ông tham gia chiến trường miền Nam. Tháng 9 năm 2018 do vết thương tái phát gia đình chạy chữa không nổi ông đã qua đời. Giờ gia đình tôi xin hỏi các chế độ của gia đình sẽ được hưởng và tính như thế nào ạ? Trước khi mất ông đang hưởng mức lương thương binh là 3.060.000 đồng ạ.
- Trường hợp nào con của thương binh không được hưởng ưu đãi về giáo dục?
- Quy định của pháp luật về người có quyền thờ cúng liệt sĩ
- Đại diện thân nhân liệt sĩ nhận quà nhân dịp kỷ niệm 27/7
Tư vấn chế độ chính sách:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề của bạn; chúng tôi xin trả lời như sau:
Căn cứ Điểm i Khoản 1 Điều 17 Nghị định 31/2013/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 17. Điều kiện xác nhận liệt sĩ
1. Người hy sinh thuộc một trong các trường hợp sau được xem xét xác nhận là liệt sĩ:
i) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh bị chết do vết thương tái phát (không áp dụng đối với thương binh loại B) trong các trường hợp sau:
… Suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% chết trong khi đang điều trị vết thương tái phát tại bệnh viện cấp huyện hoặc tương đương trở lên;”
Bạn cho biết bố của bạn là thương binh 2/4 tỷ lệ là 61%. Tháng 9 năm 2018 do vết thương tái phát bố của bạn đã qua đời. Nếu có Bệnh án điều trị (bản sao) và biên bản kiểm thảo tử vong do vết thương tái phát của Giám đốc bệnh viện cấp huyện trở lên thì bố của bạn sẽ được xét là liệt sĩ.
Khi đó, thân nhân sẽ được hưởng các chế độ ưu đãi theo Khoản 2 Điều 14 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi, bổ sung năm 2012 như sau:
– Trợ cấp tiền tuất một lần khi báo tử bằng 20 lần mức chuẩn; tương đương 30.300.000 đồng.
– Trợ cấp tiền tuất hàng tháng theo đối với cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ, vợ hoặc chồng của liệt sĩ, con liệt sĩ dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng. Mức trợ cấp tuất là 1.515.000 đồng/tháng.
– Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ, vợ hoặc chồng liệt sĩ cô đơn không nơi nương tựa, con liệt sĩ mồ côi cả cha mẹ quy định tại điểm này thì được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng; tương đương 1.212.000 đồng.
Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172
Nếu bố của bạn không đủ điều kiện được xác nhận là liệt sĩ thì thân nhân sẽ được nhận các chế độ (tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 31 Nghị định 31/2013/NĐ-CP) sau đây:
– Người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí bằng 10 lần lương cơ sở; tương đương 13.900.000 đồng.
– Đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp ưu đãi; tương đương 9.180.000 đồng.
– Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ; con dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ tháng liền kề khi thương binh chết. Mức trợ cấp tuất mỗi tháng hiện nay là 850.000 đồng.
– Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 18 tuổi trở lên sống cô đơn không nơi nương tựa hoặc con dưới 18 tuổi mồ côi cả cha mẹ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng bằng 1.212.000 đồng.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại bài viết:
Hồ sơ hưởng trợ cấp tuất hàng tháng đối với thân nhân liệt sĩ
Hồ sơ hưởng mai táng phí và trợ cấp tuất hàng tháng khi thương binh mất
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Trường hợp nào con của thương binh không được hưởng ưu đãi về giáo dục?
- Được truy lĩnh tiền mai táng phí của người có huân chương không?
- Mẫu đơn đề nghị thay đổi nơi nhận trợ cấp người có công với cách mạng
- Căn cứ cấp giấy chứng nhận bị thương để xem xét xác nhận là thương binh
- Làm thủ tục để xác định mức độ khuyết tật ở đâu?