19006172

Làm thủ tục để xác định mức độ khuyết tật ở đâu?

Làm thủ tục để xác định mức độ khuyết tật ở đâu?

Cho tôi hỏi nếu muốn làm thủ tục để xác định mức độ khuyết tật thì làm ở đâu thế ạ? Tôi cần chuẩn bị những hồ sơ giấy tờ gì? Nếu không đồng ý với kết quả xác định mức độ khuyết tật đó thì tôi phải làm như thế nào? Tôi cám ơn nhiều!



Xác định mức độ khuyết tật ở đâu

Dịch vụ hỗ trợ tư vấn Chế độ chính sách qua tổng đài 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, làm thủ tục để xác định mức độ khuyết tật ở đâu?

Căn cứ Khoản 1 và Khoản 3 Điều 5 Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

“Điều 5. Thủ tục và trình tự thực hiện xác định, xác định lại mức độ khuyết tật

1. Khi có nhu cầu xác định, xác định lại mức độ khuyết tật thì người đề nghị hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật làm hồ sơ theo quy định tại Điều 4 Thông tư này gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú theo quy định của pháp luật. Khi nộp hồ sơ cần xuất trình các giấy tờ sau để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu các thông tin kê khai trong đơn:

– Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của đối tượng, người đại diện hợp pháp.

– Giấy khai sinh đối với trẻ em.

– Sổ hộ khẩu của đối tượng, người đại diện hợp pháp.

… 3. Việc thực hiện xác định mức độ khuyết tật được tiến hành tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trạm y tế. Trường hợp người khuyết tật không thể đến được địa điểm quy định trên thì Hội đồng tiến hành quan sát và phỏng vấn người khuyết tật tại nơi cư trú của người khuyết tật”.

Như vậy, khi có nhu cầu xác định mức độ khuyết tật thì người đề nghị hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật sẽ làm hồ sơ và gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.

Việc thực hiện xác định mức độ khuyết tật được tiến hành tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trạm y tế. Trường hợp người khuyết tật không thể đến được địa điểm quy định trên thì Hội đồng tiến hành quan sát và phỏng vấn người khuyết tật tại nơi cư trú của người khuyết tật.

Thứ hai, về hồ sơ đề nghị xác định mức độ khuyết tật

Căn cứ Điều 4 và Điều 5 Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH để đề nghị xác định mức độ khuyết tật, bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm có:

– Đơn đề nghị xác định, xác định lại mức độ khuyết tật và cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH.

– Bản sao các giấy tờ liên quan đến khuyết tật (nếu có) như: bệnh án, giấy tờ khám, điều trị, phẫu thuật, Giấy xác nhận khuyết tật cũ và các giấy tờ có liên quan khác.

Ngoài ra, khi nộp hồ sơ cần xuất trình các giấy tờ sau để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu các thông tin kê khai trong đơn:

– Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của đối tượng, người đại diện hợp pháp.

– Giấy khai sinh đối với trẻ em.

– Sổ hộ khẩu của đối tượng, người đại diện hợp pháp.

Thứ ba, về vấn đề không đồng ý với kết quả xác định mức độ khuyết tật

Khoản 4 Điều 5 Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

“4. Trường hợp Hội đồng không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật; người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng hoặc có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng không khách quan, chính xác thì Hội đồng chuyển hồ sơ lên Hội đồng Giám định y khoa theo quy định của pháp luật”.

Theo đó, nếu người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng hoặc có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng không khách quan, chính xác thì Hội đồng chuyển hồ sơ lên Hội đồng Giám định y khoa theo quy định của pháp luật.

Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn chế độ chính sách trực tuyến 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

--> Không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật

luatannam