Mức hưởng mai táng phí đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng khi mất
Tôi xin hỏi, trường hợp “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” từ trần thì cơ quan nào đứng ra tổ chức tang lễ? Mai táng phí được tính như thế nào? Mong tổng đài tư vấn giúp tôi, tôi xin cảm ơn.
- Trường hợp nào được xét tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng?
- Truy tặng Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”
- Xét tặng Bà mẹ Việt Nam anh hùng cho cả mẹ và vợ của liệt sĩ
Tư vấn chế độ chính sách:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề mức hưởng mai táng phí đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng khi mất của bạn; chúng tôi xin trả lời như sau:
Thứ nhất, tổ chức tang lễ cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định 56/2013/NĐ-CP như sau:
“Điều 3. Chế độ ưu đãi
4. Tổ chức lễ tang khi Bà mẹ Việt Nam anh hùng từ trần được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức lễ tang với thành phần đại điện cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị – xã hội; cơ quan, đơn vị phụng dưỡng và nhân dân nơi bà mẹ cư trú;
b) Lễ tang được tổ chức trang trọng, tiết kiệm phù hợp với phong tục, tập quán của địa phương; trang trí buổi lễ có dòng chữ: Lễ tang Bà mẹ Việt Nam anh hùng.”
Như vậy theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Trường hợp “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” từ trần thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lễ tang với thành phần đại điện cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị – xã hội; cơ quan, đơn vị phụng dưỡng và nhân dân nơi bà mẹ cư trú;
Thứ hai, mức hưởng mai táng phí đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng khi mất:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi, bổ sung năm 2012 như sau:
“Điều 7
Chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
3. Người có công với cách mạng, thân nhân quy định tại điểm e khoản 2 Điều 14 và khoản 2 Điều 27 của Pháp lệnh này chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí theo mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Trường hợp các đối tượng quy định tại khoản này đồng thời là đối tượng điều chỉnh của Luật bảo hiểm xã hội thì mai táng phí do Bảo hiểm xã hội chi trả”.
Như vậy đối tượng Bà mẹ Việt Nam anh hùng khi mất thì người lo mai táng sẽ được nhận trợ cấp mai táng như các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Do đó, căn cứ khoản 2 Điều 66 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì trợ cấp mai táng bằng 10 lần lương cơ sở (theo Nghị định 72/2018/NĐ-CP lương cơ sở hiện tại là 1.390.000 đồng); tương đương 13.900.000 đồng.
Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172
Kết luận:
Khi Bà mẹ Việt Nam anh hùng mất thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lễ tang. Mai táng phí cho người đứng ra tổ chức mai táng là 10 lần mức lương cơ sở tương đương 13.900.000 đồng.
Trên đây là bài viết về vấn đề mức hưởng mai táng phí đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng khi mất. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Miễn tiền chuyển mục đích sử dụng đất đối với bà mẹ Việt Nam anh hùng
Người nhận trợ cấp một lần và hiện vật khen thưởng của Bà mẹ Việt Nam anh hùng
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Thân nhân đang hưởng tuất hàng tháng có được hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ?
- Giải quyết chế độ khi thương binh nặng từ trần do vết thương tái phát
- Chế độ cho bà mẹ có con của chồng trước và con của chồng sau đều là liệt sĩ
- Thân nhân của thương binh hưởng trợ cấp tuất được quà 27/7 không?
- Nhiễm chất độc hóa học từ 61% tới 80% tăng trợ cấp thế nào?