Quyền lợi người khuyết tật khi nhận tuất BHXH như thế nào?
Bà của tôi năm nay 82 tuổi; đang hưởng trợ cấp khuyết tật hàng tháng kèm BHYT do nhà nước cấp cho người khuyết tật. Nay ông tôi mất theo tìm hiểu của gia đình thì bà đủ điều kiện để hưởng tiền tuất hàng tháng theo lương hưu của ông. Nhưng gia đình đang băn khoăn là bà nhận tiền đó rồi thì còn được nhận trợ cấp và BHYT của bên người khuyết tật nữa hay không? Quyền lợi người khuyết tật khi nhận tuất BHXH như thế nào? Khi bà mất có được hỗ trợ gì không và thủ tục như thế nào? Mong sớm được giải đáp! Xin cám ơn!
Dịch vụ tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, về trợ cấp hàng tháng dành cho người khuyết tật
Căn cứ Điều 44 và Điều 51 Luật người khuyết tật năm 2010 quy định như sau:
“Điều 44. Trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng
1. Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:
a) Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật này;
b) Người khuyết tật nặng”.
“Điều 51. Áp dụng pháp luật
1. Người khuyết tật đang hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng thì không hưởng chính sách quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật này nhưng được hưởng chính sách quy định tại Luật này nếu pháp luật về người có công với cách mạng hoặc pháp luật về bảo hiểm xã hội chưa quy định.
Như vậy, theo quy định hiện hành thì người khuyết tật khi hưởng chế độ trợ cấp tuất hàng tháng của bảo hiểm xã hội sẽ không được hưởng thêm trợ cấp xã hội hàng tháng dành cho người khuyết nữa.
Thứ hai, về BHYT dành cho người khuyết tật
Căn cứ Điều 22 Luật người khuyết tật năm 2010 quy định như sau:
“Điều 22. Khám bệnh, chữa bệnh
1. Nhà nước bảo đảm để người khuyết tật được khám bệnh, chữa bệnh và sử dụng các dịch vụ y tế phù hợp.
2. Người khuyết tật được hưởng chính sách bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
3. Gia đình người khuyết tật có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật được khám bệnh, chữa bệnh.
4. Người khuyết tật là người mắc bệnh tâm thần ở trạng thái kích động, trầm cảm, có ý tưởng, hành vi tự sát hoặc gây nguy hiểm cho người khác được hỗ trợ sinh hoạt phí, chi phí đi lại và chi phí điều trị trong thời gian điều trị bắt buộc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
5. Khuyến khích tổ chức, cá nhân hỗ trợ thực hiện khám bệnh, chữa bệnh cho người khuyết tật”.
Bên cạnh đó, Khoản 8 và Khoản 13 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định:
“Điều 3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng
8. Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật, đối tượng bảo trợ xã hội.
17. Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội”.
Bạn cho biết bà của bạn năm nay 60 tuổi; đang hưởng BHYT do nhà nước cấp cho người khuyết tật. Theo quy định trên thì khi nhận trợ cấp tuất hàng tháng của BHXH, bà của bạn vẫn tiếp tục sử dụng thẻ BHYT dành cho người khuyết tật.
Thứ ba, về trợ cấp khi bà của bạn qua đời
Căn cứ Điểm c Khoản 1 và Khoản 2 Điều 11 Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 11. Hỗ trợ chi phí mai táng
Những đối tượng sau đây khi chết được hỗ trợ chi phí mai táng:
… c) Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.
2. Mức hỗ trợ chi phí mai táng đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này bằng 20 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này. Trường hợp đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này được hỗ trợ chi phí mai táng với các mức khác nhau thì chỉ được hưởng một mức cao nhất”.
Như vậy, bà của bạn đã 82 tuổi đang hưởng trợ cấp tuất bảo hiểm xã hội hàng tháng mà mất thì sẽ được hỗ trợ chi phí mai táng bằng 20 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội; hiện này tương đương với 5.400.000 đồng.
Thứ tư về thủ tục hưởng trợ cấp khi bà của bạn qua đời
Theo Khoản 3 Điều 11 Nghị định 136/2013/NĐ-CP người lo mai táng cho bà của bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị theo mẫu số 1 (Thông tư 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC);
– Bản sao giấy chứng tử;
– Bản sao sổ hộ khẩu hoặc văn bản xác nhận của công an cấp xã, bản sao quyết định thôi hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội của cơ quan có thẩm quyền.
Hồ sơ trên gửi đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Thời hạn giải quyết là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Nếu còn vướng mắc về quyền lợi người khuyết tật khi nhận tuất BHXH; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn chế độ chính sách 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
-> Ưu đãi dành cho người khuyết tật theo quy định hiện hành
- Giải quyết mai táng phí cho thanh niên xung phong bị thất lạc giấy tờ
- Chế độ tuất hàng tháng cho vợ thương binh là bao nhiêu
- Hồ sơ hưởng trợ cấp phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống ở gia đình
- Mức trợ cấp một lần cho dân công hỏa tuyến mất năm 2023
- Hồ sơ xác nhận liệt sĩ đối với người mất do chống lại hành vi nguy hiểm cho xã hội