19006172

Tặng quà tết cho đại diện thân nhân hay người thờ cúng liệt sĩ?

Tặng quà tết cho đại diện thân nhân hay người thờ cúng liệt sĩ?

Liệt sĩ được công nhận có vợ và 1 con gái. Vợ liệt sĩ đã đi lấy chồng và đang hưởng tuất Liệt sỹ tái giá. Con gái Liệt sĩ đã đi lấy chồng. Trước đây chưa có quà bằng tiền mặt và hướng dẫn cụ thể thì cơ sở vẫn thực hiện chế độ thờ cúng cho người anh trai liệt sỹ (Trưởng họ). Đến khi có hướng dẫn cụ thể là con Liệt sỹ hết tuổi hưởng tuất cũng nằm trong đối tượng được nhận quà. Cơ sở đã lập danh sách cho con gái là đại diện thân nhân người nhận các chế độ quà 27/7, tết nguyên đán. Cho hỏi thực hiện chế độ chính sách như thế có đúng không. Xin trả lời sớm để địa phương có hướng giải quyết, vì đang có hiện tượng tranh chấp.



Đại diện thân nhânTư vấn chế độ chính sách:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấnVấn đề của bạn về tặng quà tết cho đại diện thân nhân hay người thờ cúng liệt sĩ; chúng tôi xin tư vấn như sau:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Quyết định 47/QĐ-CTN quy định về vấn đề tặng quà cho các đối tượng có công như sau:

“Điều 1. Tặng quà cho các đối tượng:

2. Mức quà 200.000 đồng tặng

a) Người có công với cách mạng:

– Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 80% trở xuống đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng; thương binh đang hưởng chế độ mất sức lao động;

– Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 80% trở xuống đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng;

– Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng;

– Người có công giúp đỡ cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.

b) Đại diện thân nhân liệt sĩ.

c) Người thờ cúng liệt sĩ (trường hợp liệt sĩ không còn thân nhân).”

Như vậy, theo quy định trên thì đại diện thân nhân liệt sĩ sẽ được Chủ tịch nước tặng 1 suất quà 200.000 đồng. Người thờ cúng liệt sĩ chỉ được tặng quà khi liệt sỹ không còn thân nhân.

Theo đó, thân nhân của liệt sỹ được xác định theo Điều 14 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi, bổ sung năm 2012 là:

+) Cha đẻ, mẹ đẻ;

+) Vợ hoặc chồng;

+) Con;

+) Người có công nuôi dưỡng liệt sĩ khi còn nhỏ.

Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Liệt sĩ được công nhận có vợ và 1 con gái. Vợ liệt sĩ đã đi lấy chồng và đang hưởng tuất Liệt sỹ tái giá. Con gái liệt sĩ đã đi lấy chồng. Trước đây chưa có quà bằng tiền mặt và hướng dẫn cụ thể thì cơ sở vẫn thực hiện chế độ thờ cúng cho người anh trai liệt sỹ (Trưởng họ). Đến khi có hướng dẫn cụ thể là con liệt sỹ hết tuổi hưởng tuất cũng nằm trong đối tượng được nhận quà. Cơ sở đã lập danh sách cho con gái là người nhận các chế độ quà 27/7, tết nguyên đán là đúng quy định.

Trường hợp con gái của liệt sĩ đã được nhận quà của Chủ tịch nước tặng cho đại diện thân nhân của liệt sĩ, do đó người anh trai liệt sĩ – đang thờ cúng liệt sĩ không được nhận quà của Chủ tịch nước nữa.

Đại diện thân nhân

Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172

Kết luận:

Đại diện thân nhân liệt sĩ sẽ được nhận quà tết của Chủ tịch nước và người thờ cúng liệt sĩ chỉ được tặng quà khi liệt sỹ không còn thân nhân theo quy định. Do đó, cơ sở thực hiện tặng quà 27/7 và quà tết nguyên đán cho con gái liệt sĩ là đúng và người anh trai liệt sĩ sẽ không được nhận khoản này.

Trên đây là bài viết về vấn đề tặng quà tết cho đại diện thân nhân hay người thờ cúng liệt sĩ? Ngoài ra; bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại:

Con nuôi của liệt sĩ có được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí?

Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng đối với vợ liệt sĩ tái giá

Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

luatannam