Tất tần tật chế độ của thân nhân thương binh
Thân nhân của thương binh bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con là những đối tượng được hưởng nhiều ưu đãi theo quy định của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ tất tần tật những chế độ mà thân nhân của thương binh được hưởng.
- Thân nhân nào của thương binh được cấp bảo hiểm y tế
- Thương binh chết do vết thương tái phát có được công nhận liệt sĩ không?
- Được hưởng 2 chế độ thương binh và mất sức cùng lúc
Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Chế độ thứ nhất, thẻ bảo hiểm y tế.
Căn cứ tại Khoản 1 Điều 25 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020 có quy định như sau:
“Điều 25. Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
1. Bảo hiểm y tế đối với những người sau đây:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;
b) Người phục vụ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình.”
Theo quy định nêu trên, thương binh có tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên thì thân nhân của họ được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Người phục vụ thương binh có mức tổn thương cơ thể từ 81% trở lên hiện đang sống tại gia đình cũng được cấp thẻ bảo hiểm y tế.
2. Chế độ thứ hai, trợ cấp tuất hàng tháng.
Căn cứ Khoản 2 Điều 25 Pháp lệnh ưu đãi người có công quy định về Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh:
“2. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất như sau:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;
b) Cha đẻ, mẹ đẻ sống cô đơn, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động sống cô đơn, con mồ côi cả cha mẹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng và trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng.”
Theo quy định nêu trên, thân nhân của thương binh có mức tổn thương cơ thể từ 61% trở lên được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng khi thương binh đó qua đời. Những thân nhân đang sống cô đơn hoặc mồ côi ngoài trợ cấp tuất hàng tháng còn nhận được chế độ tuất nuôi dưỡng hàng tháng.
3. Chế độ thứ ba, ưu tiên trong giáo dục và tạo việc làm.
Căn cứ tại Khoản 3 điều 25 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng có quy định như sau:
“Điều 25. Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
3. Chế độ ưu đãi quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này đối với con của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.”
Tại điểm d, Điểm đ khoản 2 Điều 5 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020 có quy định:
“d) Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm;
đ) Hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;”
Như vậy, con của thương binh sẽ được ưu tiên trong tuyển dụng, tạo việc làm, hỗ trợ học tới trình độ đại học.
4. Chế độ thứ ba, trợ cấp 1 lần khi thương binh qua đời.
Khoản 4 Điều 25 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020 có quy định:
“Điều 25. Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
4. Trợ cấp một lần đối với thân nhân với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng hiện hưởng khi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.”
Theo quy định nêu trên, thương binh có tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên khi qua đời thân nhân sẽ được nhận trợ cấp 1 lần bằng 3 tháng trợ cấp mà thương binh khi còn sống đang hưởng.
5. Chế độ thứ 5, mai táng phí khi thương binh qua đời.
Căn cứ tại Khoản 5 Điều 25 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020 có quy định:
“Điều 25. Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
5. Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.”
Theo quy định hiện hành, trợ cấp mai táng phí của thương binh là 10 tháng lương cơ sở là 1.490.000 đồng. Như vậy, thân nhân của thương binh được nhận tối đa 5 chế độ. Tùy từng trường hợp cụ thể mà thân nhân được hưởng các chế độ khác nhau.
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Đối tượng hưởng tiền thờ cúng thương binh chết
- Chế độ ưu đãi trong giáo dục và việc làm đối với con của thương binh
- Thời hạn được cấp Giấy xác nhận khuyết tật hiện nay là bao lâu?
- Thủ tục cấp lại giấy xác nhận khuyết tật
- Hồ sơ xác nhận liệt sĩ đối với người mất do chống lại hành vi nguy hiểm cho xã hội