Thẩm quyền cấp giấy báo tử cho người hy sinh tại chiến trường B
Bố tôi sinh năm 1922, quê quán thôn Lực Lễ, xã Phước Long, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, đi chiến trường B ngày 1/4/1964. Trước thời điểm đi B, bố tôi là cán bộ phòng Hành chính Tổng hợp, thuộc Bộ Thủy lợi. Bố tôi hy sinh tại Đồng Xoài, Nha Trang, Khánh Hòa (gia đình không biết bố tôi gia nhập vào đơn vị nào khi đi B). Tuy nhiên gia đình không nhận được giấy báo tử. Hiện nay gia đình tôi đã nhận được hồ sơ đi B của bố tôi, nguyện vọng của gia đình là muốn có “Giấy báo tử” để làm cơ sở thực hiện đề nghị công nhận liệt sĩ cho bố tôi. Vậy, cơ quan nào sẽ cấp Giấy báo tử cho bố tôi?
- Điều kiện di chuyển mộ liệt sĩ theo nguyện vọng của thân nhân
- Thủ tục giám định ADN xác định hài cốt liệt sĩ như thế nào?
- Thương binh hạng B có thể được xác nhận là liệt sĩ hay không?
Tư vấn chế độ chính sách:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
Căn cứ Khoản 2 Điều 18 Nghị định 31/2013/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 18. Trách nhiệm lập hồ sơ, cấp giấy báo tử và xác nhận liệt sĩ
2. Cấp giấy báo tử:
a) Người hy sinh là quân nhân, công nhân viên quốc phòng do Thủ trưởng Trung đoàn hoặc cấp tương đương trở lên;
b) Người hy sinh là công an nhân dân, công nhân viên công an nhân dân do Giám đốc Công an cấp tỉnh hoặc cấp tương đương trở lên;
c) Người hy sinh thuộc cơ quan trung ương do Bộ trưởng hoặc cấp tương đương;
d) Người hy sinh thuộc cơ quan cấp tỉnh quản lý do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
đ) Người hy sinh thuộc cơ quan cấp huyện hoặc cấp xã và các trường hợp đóng trên địa bàn không thuộc quy định tại Điểm a, b, c, d Khoản này do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện”.
Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172
Bạn cho biết bố bạn sinh năm 1922 đã hy sinh tại chiến trường B. Theo quy định thì Thủ trưởng Trung đoàn hoặc cấp tương đương trở lên sẽ cấp giấy báo tử cho bố của bạn.
Tuy nhiên, gia đình bạn không biết bố bạn gia nhập vào đơn vị nào khi đi chiến trường B. Vì vậy, bạn vui lòng liên hệ với Ban chỉ huy quân sự huyện hoặc Ban Chính sách – Bộ chỉ huy quân sự tỉnh nơi cư trú (kèm theo các giấy tờ có liên quan đến việc nhập ngũ và hy sinh của bố bạn) để được hướng dẫn theo quy định hiện hành.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Trợ cấp khi thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng mất
Hướng dẫn thủ tục xét nghiệm ADN xác định phần mộ liệt sĩ
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Quy định mới về rút ngắn thời hạn cấp giấy xác nhận khuyết tật
- Chế độ mai táng phí cho người có huân chương kháng chiến hạng 3
- Thương binh đã giám định do vết thương cũ tái phát có được giám định lại?
- Các chế độ trợ cấp cho vợ thương binh đã qua đời
- Hưởng đồng thời tuất hàng tháng của thân nhân liệt sĩ và trợ cấp người khuyết tật?