Thân nhân có được hưởng mai táng phí của liệt sĩ không?
Bố tôi là thương binh suy giảm 81% khả năng lao động. Do vết thương tái phát nên ông đã mất và đủ điều kiện được xác nhận là liệt sĩ vì bệnh viện có xác nhận là bố tôi mất do vết thương tái phát. Vậy khi bố tôi mất gia đình có được nhận mai táng phí không? Còn thủ tục xác nhận liệt sĩ làm như thế nào? Mong tổng đài tư vấn giúp. Xin cảm ơn.
- Điều kiện hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng đối với thân nhân liệt sĩ
- Người cao tuổi đồng thời là thân nhân liệt sĩ mất được hưởng chế độ nào?
- Vợ liệt sĩ tái giá có được hưởng BHYT cho thân nhân liệt sĩ
Tư vấn chế độ chính sách:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Vấn đề thân nhân có được hưởng mai táng phí của liệt sĩ không; chúng tôi xin trả lời như sau:
Thứ nhất, về trợ cấp mai táng phí:
Căn cứ Điều 32 Nghị định 31/2013/NĐ-CP quy định:
“1. Khi thương binh chết, người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí; đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi.”
Mặt khác, tại khoản 3 Điều 7 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi, bổ sung năm 2012 quy định:
“3. Người có công với cách mạng, thân nhân quy định tại điểm e khoản 2 Điều 14 và khoản 2 Điều 27 của Pháp lệnh này chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí theo mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.”
Theo khoản 2 Điều 66 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định: “2. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết.”
Như vậy theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Bố bạn là thương binh suy giảm 81% khả năng lao động. Do vết thương tái phát nên ông đã mất và đủ điều kiện được xác nhận là liệt sĩ vì bệnh viện có xác nhận là bố bạn mất do vết thương tái phát.
Do đó bố bạn vẫn được nhận mai táng phí của đối tượng thương binh khi mất với mức 13.900.000 đồng theo quy định.
Thứ hai, về hồ sơ xác nhận liệt sĩ:
Căn cứ theo quy định tại Điểm i khoản 1 Điều 17 Nghị định 31/2013/NĐ-CP thì:
“Điều 17. Điều kiện xác nhận liệt sĩ
1. Người hy sinh thuộc một trong các trường hợp sau được xem xét xác nhận là liệt sĩ:
i) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh bị chết do vết thương tái phát (không áp dụng đối với thương binh loại B) trong các trường hợp sau:
Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên chết do vết thương tái phát có xác nhận của cơ sở y tế.”
Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Bố bạn là thương binh suy giảm 81% khả năng lao động. Do vết thương tái phát nên ông đã mất và đủ điều kiện được xác nhận là liệt sĩ vì bệnh viện có xác nhận là bố bạn mất do vết thương tái phát. Vì vậy bố bạn đủ điều kiện để được xác nhận là liệt sĩ.
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 và điểm a Khoản 8 Điều 4 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH thì:
“Điều 3. Hồ sơ xác nhận liệt sĩ
1. Giấy báo tử (Mẫu LS1).
2. Giấy tờ làm căn cứ cấp giấy báo tử.
Điều 4. Căn cứ cấp giấy báo tử
8. Trường hợp chết quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 17 của Nghị định:
a) Thương binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên phải có giấy xác nhận chết do vết thương tái phát
Như vậy để được xác nhận là liệt sĩ thì thân nhân cần chuẩn bị các giấy tờ bao gồm:
+) Giấy báo tử;
+) Giấy xác nhận chết do vết thương tái phát của cơ sở y tế kèm hồ sơ thương binh;
Thứ ba, về thủ tục xác nhận liệt sĩ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH thì thủ tục xác nhận liệt sĩ được thực hiện như sau:
+) Cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý người hy sinh xác lập, hoàn thiện giấy xác nhận chết do vết thương tái phát của cơ sở y tế kèm hồ sơ thương binh gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy báo tử;
+) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy báo tử trong thời gian 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm: Kiểm tra, xác minh, cấp giấy báo tử và chuyển hồ sơ xác nhận liệt sĩ đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
+) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra và có văn bản đề nghị kèm hồ sơ gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để thẩm định.
+) Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, lập tờ trình và danh sách kèm theo trình Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” và trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận Bằng “Tổ quốc ghi công”, có trách nhiệm chuyển hồ sơ kèm Bằng “Tổ quốc ghi công” đến cơ quan đề nghị thẩm định để trả về cơ quan, đơn vị cấp giấy báo tử.
Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172
+) Cơ quan, đơn vị cấp giấy báo tử trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận Bằng “Tổ quốc ghi công” và hồ sơ, có trách nhiệm thông báo cho thân nhân liệt sĩ và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thân nhân liệt sĩ cư trú tổ chức lễ truy điệu liệt sĩ, trao Bằng “Tổ quốc ghi công”, sau đó bàn giao hồ sơ xác nhận liệt sĩ về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi gia đình liệt sĩ cư trú để thực hiện chế độ.
Trên đây là bài viết về vấn đề thân nhân có được hưởng mai táng phí của liệt sĩ không? Ngoài ra, bác có thể tham khảo thêm bài viết:
Mức hưởng trợ cấp tuất cho thân nhân người liệt sĩ
Chế độ hưởng trợ cấp tuất cho thân nhân người có công chết?
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Di chuyển hài cốt liệt sĩ về quê hương có được hỗ trợ không?
- Có thể nhận đồng thời cả tuất thương binh và tuất bệnh binh không?
- Trợ cấp tuất hàng tháng cho con khi thương binh hạng 1/4 mất
- Hưởng tuất hàng tháng khi thân nhân thương binh chưa đủ tuổi
- Đối tượng nào được xét tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng?