Thủ tục bổ sung thân nhân là con liệt sĩ.
Chào tổng đài tư vấn chế độ chính sách! Tôi năm nay 52 tuổi là con liệt sĩ nhưng do không hiểu biết về quy định pháp luật nên từ trước tới giờ tôi vẫn mua bảo hiểm y tế theo hộ gia đình. Gần đây tôi mới biết là con của liệt sĩ được cấp thẻ bảo hiểm y tế nên có liên hệ để hỏi thì cơ quan nhà nước trả lời là trong hồ sơ liệt sĩ của bố tôi hiện đang lưu trữ ở Sở Lao động – Thương binh và Xã hội không có tôi là thân nhân nên không cấp thẻ bảo hiểm y tế cho tôi được. Nhờ, anh, chị hướng dẫn giúp tôi thủ tục bổ sung thân nhân của liệt sĩ. Xin chân thành cảm ơn rất nhiều!
- Thủ tục công nhận liệt sĩ đối với thương binh chết do vết thương tái phát
- Ai được ưu tiên nhận trợ cấp thờ cúng liệt sĩ?
- Thân nhân của liệt sĩ chết được hưởng chế độ như thế nào
Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
I: Căn cứ pháp luật
– Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020.
– Điều 29 Nghị định 131/2021/NĐ-CP năm 2021 của Chính Phủ.
II: Các bước thực hiện.
Bước 1. Con của liệt sĩ chuẩn bị hồ sơ.
– Con liệt sĩ làm tờ khai mẫu 06 ban hành tại Phụ lục I của Nghị định 131/2021/NĐ-CP.
– Bản sao có chứng thực Một trong các giấy tờ chứng minh mối quan hệ cha con với liệt sĩ: Giấy khai sinh, trích lục khai sinh, quyết định công nhận việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật; lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, lý lịch quân nhân; các giấy tờ, tài liệu khác do cơ quan có thẩm quyền ban hành, xác nhận trước ngày 01 tháng 7 năm 2021.
Bước 2. Con của liệt sĩ Nộp hồ sơ
Con của liệt sĩ nộp hồ sơ đã chuẩn bị theo hướng dẫn tại bước 1 tới ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú.
Bước 3. ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra, xác nhận tờ khai.
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận bản khai và lập danh sách kèm hồ sơ gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
Bước 4. Phòng lao động-thương binh và xã hội kiểm tra và lập danh sách.
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm hồ sơ gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Bước 5. Sở lao động-thương binh và xã hội ban hành quyết định bổ sung tình hình thân nhân liệt sĩ.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm kiểm tra, ban hành quyết định bổ sung tình hình thân nhân liệt sĩ và trợ cấp ưu đãi theo Mẫu số 56
Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP và bổ sung thông tin trong hồ sơ liệt sĩ.
III: Thời gian thực hiện.
– Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ đề nghị bổ sung thân nhân của con liệt sĩ.
– Phòng lao động-thương binh và xã hội thực hiện trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ giấy tờ theo quy định được ủy ban nhân dân cấp xã gửi tới.
– Sở lao động-thương binh và xã hội thực hiện trong vòng 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ giấy tờ do phòng lao động-thương binh và xã hội gửi tới.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
- Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ cần giấy tờ gì?
- Có giới hạn số lượng thân nhân liệt sĩ được cấp thẻ BHYT không?
Nếu trong quá trình giải quyết gì vướng mắc vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn Chính sách trực tuyến 24/7 về lao động 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Tất tần tật chế độ của thân nhân thương binh
- Tiền trợ cấp nạn nhân dioxin có được tính khi rà soát hộ nghèo
- Mức trợ cấp cho người thờ cúng liệt sĩ năm 2024 là bao nhiêu?
- Tuất hàng tháng và thẻ bảo hiểm y tế đối với vợ của thương binh
- Chế độ cho người có Huân chương kháng chiến và Bằng khen của cấp tỉnh