Thủ tục hưởng mai táng phí cho người có huân huy chương kháng chiến
Ông tôi là người hoạt động kháng chiến từ những năm 60 chống Mỹ có huân huy chương kháng chiến được nhà nước trao tặng. Nay ông mới mất thì thủ tục hưởng mai táng phí bao gồm những giấy tờ gì? Nộp ở đâu và thời hạn giải quyết thế nào? Xin cảm ơn!
- Hưởng trợ cấp mai táng phí cho thân nhân liệt sỹ mất
- Trợ cấp mai táng phí cho đối tượng dân công hỏa tuyến
- Có được cùng hưởng mai táng phí của người cao tuổi và người có công?
Tư vấn chế độ chính sách:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Vấn đề của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
Như thông tin bạn cung cấp, ông bạn là người hoạt động kháng chiến chống Mỹ những năm 60 của thế kỷ trước và được Nhà nước tặng Huân chương kháng chiến. Do đó, ông bạn thuộc đối tượng người có công theo Mục 10: Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tê Pháp lệnh ưu đãi người có công năm 2020. Vì vậy, khi ông mất thì thân nhân sẽ được nhận trợ cấp mai táng phí theo Điều 37 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020 như sau:
“Điều 37. Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế
1. Trợ cấp một lần đối với thân nhân khi người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi.
2. Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế chết.”
Vậy, hồ sơ – thủ tục giải quyết chế độ mai táng phí đối với người được tăng huân chương kháng chiến thực hiện theo Điều 122 Nghị định 131/2021/NĐ-CP như sau:
Bước 1. Cá nhân hoặc tổ chức thực hiện mai táng có trách nhiệm lập bản khai theo Mẫu số 12 Phụ lục I Nghị định này kèm bản sao được chứng thực từ giấy báo tử hoặc trích lục khai tử, gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi địa phương quản lý hồ sơ người có công.
Trường hợp người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế chưa hưởng trợ cấp một lần mà chết thì kèm theo bản sao được chứng thực từ một trong các giấy tờ quy định tại Điều 65 Nghị định này gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cấp giấy báo tử.
Trường hợp người có công giúp đỡ cách mạng chưa hưởng trợ cấp ưu đãi mà chết thì kèm theo bản sao được chứng thực từ một trong các giấy tờ quy định tại Điều 68 Nghị định này gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cấp giấy báo tử.
Bước 2. Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm xác nhận bản khai và lập danh sách gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
Bước 3. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm giấy tờ theo quy định gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172
Người tổ chức mai táng cho ông bạn có trách nhiệm lập bản khai kèm bản sao giấy chứng tử, gửi Ủy ban nhân dân cấp xã.
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xác nhận bản khai, gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội kèm các giấy tờ theo quy định. Sau đó, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm gửi hồ sơ để Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để giải quyết chế độ cho gia đình bạn.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
- Thủ tục nhận trợ cấp mai táng phí theo quy định của pháp luật năm 2023
- Có thể thay đổi thông tin bị sai trên thẻ thương binh hay không?
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Có được nhận chế độ dân công hỏa tuyến khi đã qua đời?
- Chế độ ưu đãi cho người chăm sóc bệnh binh bị suy giảm 81% KNLĐ?
- Điều chỉnh thông tin người có công trong hồ sơ gốc khi bị sai
- Xác định hộ gia đình thoát cận nghèo theo quy định hiện hành
- Hưởng đồng thời chế độ nhiễm chất độc hóa học và tuất bệnh binh