Thủ tục xác lập hồ sơ đối với người hưởng chính sách như thương binh
Xin cho biết, trường hợp người bị thương không phục vụ trong quân đội, lực lượng công an nhân dân thì việc xem xét lập hồ sơ người hưởng chính sách như thương binh do cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết? Chế độ ưu đãi do cơ quan nào thực hiện? Mong tổng đài tư vấn giúp tôi, tôi xin cảm ơn.
- Hồ sơ xác nhận thương binh khi không còn giấy tờ như thế nào?
- Quy định về các trường hợp được xem xét xác nhận là thương binh
- Có được truy lĩnh trợ cấp hàng tháng đối với thương binh không?
Tư vấn chế độ chính sách:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Vấn đề của bạn về thủ tục xác lập hồ sơ đối với người hưởng chính sách như thương binh; chúng tôi xin trả lời như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH như sau:
“Điều 18. Thủ tục hồ sơ xác nhận và giải quyết chế độ
1. Người bị thương khi đang phục vụ trong quân đội, công an do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an căn cứ quy định tại Điều 16, Điều 17 của Thông tư này để hướng dẫn cụ thể.
2. Người bị thương không thuộc quy định tại Khoản 1 Điều này
a) Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người bị thương có trách nhiệm xác lập, hoàn thiện các giấy tờ theo quy định tại Điều 17 của Thông tư này gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương theo quy định tại Khoản 2 Điều 28 của Nghị định.
Trường hợp bị thương trong chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước thì gửi kèm đơn đề nghị của cá nhân (Mẫu TB5);
b) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, cấp giấy chứng nhận bị thương và chuyển hồ sơ đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người bị thương cư trú;
c) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và giới thiệu người bị thương ra Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh kèm bản sao giấy chứng nhận bị thương để xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật;
d) Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận biên bản giám định y khoa có trách nhiệm ra quyết định trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần.”
Như vậy
Theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Người bị thương không phục vụ trong quân đội, lực lượng công an nhân dân thì việc xem xét lập hồ sơ người hưởng chính sách như thương binh sẽ do cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người bị thương có trách nhiệm xác lập và gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương.
Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương trong thời gian 15 ngày sẽ cấp giấy chứng nhận bị thương và chuyển hồ sơ đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người bị thương cư trú để giới thiệu người bị thương ra Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh để xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật.
Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận biên bản giám định y khoa sẽ có trách nhiệm ra quyết định trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần.
Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172
Kết luận:
Trường hợp người bị thương không phục vụ trong quân đội, lực lượng công an nhân dân thì việc xem xét lập hồ sơ người hưởng chính sách như thương binh sẽ do cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người bị thương xác lập theo quy định.
Trên đây là bài viết về vấn đề thủ tục xác lập hồ sơ đối với người hưởng chính sách như thương binh. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Phụ cấp đặc biệt hàng tháng đối với thương binh suy giảm 81% trở lên
Hồ sơ hưởng chế cho thân nhân khi thương binh 73% từ trần
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.