19006172

Thương binh có được hỗ trợ khi đi làm chân tay giả hay không?

Thương binh có được hỗ trợ khi đi làm chân tay giả hay không?

Cạnh nhà tôi có 1 bác là thương binh thi thoảng lại phải đi ra tận tỉnh để làm chân tay giả theo yêu cầu của bác sĩ mà nhà bác thì khó khăn. Xin cho hỏi nhà nước có hỗ trợ được cho bác ấy khoản tiền đi lại hay không?



Làm chân tay giảTư vấn chế độ chính sách:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Chúng tôi xin trả lời bạn như sau:

Căn cứ Điều 9 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC quy định như sau:

“Điều 9. Chế độ hỗ trợ khi đi làm phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình; đi điều trị phục hồi chức năng

1. Thương binh, bệnh binh khi đi làm chân giả, tay giả, nẹp chỉnh hình, giày hoặc dép chỉnh hình, răng giả, mắt giả được hỗ trợ tiền đi lại và tiền ăn (theo khoảng cách từ nơi cư trú đến cơ sở y tế gần nhất đủ điều kiện về chuyên môn kỹ thuật cung cấp dụng cụ chỉnh hình) mỗi niên hạn 01 lần, như sau:

– Khoảng cách dưới 100 km: mức hỗ trợ 600.000 đồng.

– Từ 100 km đến dưới 200 km: mức hỗ trợ 700.000 đồng.

– Từ 200 km đến dưới 300 km: mức hỗ trợ 800.000 đồng.

– Từ 300 km trở lên: mức hỗ trợ 900.000 đồng.

… 3. Thủ tục hỗ trợ:

Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội căn cứ đề nghị của đối tượng và Sổ quản lý cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình (sau đây gọi tắt là Sổ quản lý, mẫu số 06-CSSK) để cấp giấy giới thiệu đối tượng đi làm dụng cụ chỉnh hình hoặc phục hồi chức năng đến cơ sở cung cấp dụng cụ chỉnh hình hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng gần nhất (mẫu số 03-GGT).

Căn cứ xác nhận của cơ sở cung cấp dụng cụ chỉnh hình hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng vào giấy giới thiệu, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện thanh toán tiền đi lại và tiền ăn cho đối tượng”.

Làm chân tay giả

Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172

Theo đó, thương binh khi đi làm chân tay giả sẽ được hỗ trợ tiền đi lại và tiền ăn (theo khoảng cách từ nơi cư trú đến cơ sở y tế gần nhất đủ điều kiện về chuyên môn kỹ thuật cung cấp dụng cụ chỉnh hình) mỗi niên hạn 01 lần, như sau:

– Khoảng cách dưới 100 km: mức hỗ trợ 600.000 đồng.

– Từ 100 km đến dưới 200 km: mức hỗ trợ 700.000 đồng.

– Từ 200 km đến dưới 300 km: mức hỗ trợ 800.000 đồng.

– Từ 300 km trở lên: mức hỗ trợ 900.000 đồng.

Về thủ tục

Thương binh cần đề nghị với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội để được cấp giấy giới thiệu theo mẫu số 03-GGT.

Sau đó nộp lại giấy giới thiệu có xác nhận của cơ sở cung cấp dụng cụ chỉnh hình cho Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội để thực hiện thanh toán tiền đi lại và tiền ăn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết:

Lắp chân giả có được thanh toán bảo hiểm y tế không?

Điều dưỡng phục hồi sức khỏe khi vừa là thương binh và người bị địch bắt tù, đày

Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

luatannam