Thương binh giám định vết thương còn sót cần giấy tờ gì trong năm 2023?
Thương binh giám định vết thương còn sót cần giấy tờ gì trong năm 2023? Xin chào tổng đài tư vấn, cho tôi hỏi về vấn đề như sau: Bố tôi là thương binh đã được giám định và được nhận tiền trợ cấp thương binh rồi nhưng hiện tại bố tôi vẫn có 1 vết thương còn sót bây giờ muốn xin giám định lại vết thương để tăng mức trợ cấp được không? Hồ sơ xin giám định vết thương còn sót phải có giấy tờ gì? Và phải gửi hồ sơ đến đâu để được yêu cầu giải quyết vậy ạ? Mong tổng đài tư vấn giúp tôi, tôi xin cảm ơn rất nhiều ạ.
- Trường hợp nào được giám định vết thương còn sót cho thương binh?
- Khi nào thương binh sẽ được giám định lại thương tật?
Luật sư tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, thương binh có được giám lại vết thương còn sót?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 40 Nghị định 131/2021/NĐ-CP như sau:
“Điều 40. Điều kiện khám giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể
4. Người bị thương nhiều lần, đã có giấy chứng nhận bị thương của từng lần và đã được khám giám định nhưng còn thiếu lần bị thương chưa khám giám định thì được khám bổ sung vết thương.”
Như vậy, theo quy định trên thì đối với người bị thương đã giám định thương tật nhưng còn sót vết thương chưa giám định thì được giám định bổ sung và tổng hợp tỷ lệ suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ ưu đãi.
Dẫn chiếu đến thông tin mà bạn cung cấp, Bố bạn là thương binh đã được giám định và được nhận tiền trợ cấp thương binh rồi nhưng hiện tại bố bạn vẫn có 1 vết thương còn sót. Trường hợp này bố bạn có thể giám định lại vết thương trước đây còn sót để tăng mức trợ cấp và hưởng chế độ ưu đãi theo quy định.
Thứ hai, trình tự thủ tục giám định vết thương còn sót đối với thương binh.
Căn cứ Khoản 2 Điều 42 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định về trình tự thủ tục giám định vết thương còn sót đối với thương binh như sau:
Bước 01: Cá nhân làm đơn đề nghị theo Mẫu số 33 Phụ lục I Nghị định này gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi thường trú kèm theo một trong các giấy tờ:
– Giấy chứng nhận bị thương;
– Trường hợp người bị thương còn sót mảnh kim khí phải kèm theo kết quả chụp, chiếu và chẩn đoán của bệnh viện tuyến huyện hoặc trung tâm y tế huyện hoặc tương đương trở lên (bao gồm cả bệnh viện quân đội, công an);
– Trường hợp đã phẫu thuật lấy dị vật thì phải kèm theo phiếu phẫu thuật hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án ghi nhận nội dung này.
Bước 02: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ nêu trên có trách nhiệm đối chiếu hồ sơ, cấp giấy giới thiệu theo Mẫu số 38 Phụ lục I Nghị định này đối với trường hợp đủ điều kiện gửi đến Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kèm bản trích lục hồ sơ thương binh.
Trường hợp người bị thương nhiều lần, đã được khám giám định nhưng còn thiếu lần bị thương chưa khám giám định mà không có giấy chứng nhận bị thương lưu tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thì yêu cầu cá nhân bổ sung thêm giấy chứng nhận bị thương của lần bị thương đó.
Trường hợp người bị thương không có hồ sơ lưu tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thì yêu cầu cá nhân bổ sung thêm giấy chứng nhận bị thương, biên bản của các lần giám định trước.
Bước 03: Hội đồng giám định y khoa trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm tổ chức khám giám định thương tật, ban hành biên bản giám định y khoa theo Mẫu số 78 Phụ lục I Nghị định này gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Trường hợp chưa ban hành biên bản phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.
Bước 04: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày tiếp nhận biên bản giám định y khoa có trách nhiệm ban hành quyết định điều chỉnh trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo Mẫu số 60 Phụ lục I Nghị định này hoặc quyết định cấp giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo Mẫu số 59 Phụ lục I Nghị định này đối với trường hợp còn sót vết thương, còn sót mảnh kim khí hoặc có tỷ lệ tổn thương cơ thể tạm thời sau khi giám định lại có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên. Đồng thời cấp giấy chứng nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh theo Mẫu số 102 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP.
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Chính sách trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
->Thủ tục giám định vết thương còn sót cho thương binh như thế nào?
- Các tiêu chí để xét duyệt hộ nghèo giai đoạn 2016-2020
- Mức trợ cấp hàng tháng đối với Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến
- Thương binh hạng 3 mất thân nhân có được hưởng tuất hàng tháng?
- Thời hạn được cấp Giấy xác nhận khuyết tật hiện nay là bao lâu?
- Trường hợp liệt sĩ không có con thì ai sẽ là người thờ cúng?