19006172

Thương binh hạng 1/4 mất do vết thương tái phát tại nhà có được công nhận liệt sĩ?

Thương binh hạng 1/4 mất do vết thương tái phát tại nhà có được công nhận liệt sĩ?

Bố của tôi là ông Nguyễn Quốc Nhã, thương binh nặng hạng 1/4, chết ngày 31/3/2018 tại gia đình do vết thương tái phát. Vậy, bố của tôi có được xác nhận liệt sĩ khi vết thương tái phát tại nhà không? Nếu được thì gia đình tôi cần chuẩn bị giấy tờ gì? Xin cảm ơn.



Tái phát tại nhàTư vấn chế độ chính sách:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Về thương binh hạng 1/4 mất do vết thương tái phát tại nhà có được công nhận liệt sĩ; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất, xác định đối tượng được công nhận là liệt sĩ:

Căn cứ theo quy định tại tại Điều 6 Nghị định 236-HĐBT về xếp hạng thương binh thì:

“- Hạng 1: mất từ 81% đến 100% sức lao động do thương tật; mất hoàn toàn khả năng lao động, cần có người phục vụ.

– Hạng 2: mất từ 61% đến 80% sức lao động do thương tật: mất phần lớn khả năng lao động, còn tự phục vụ được.

– Hạng 3: Mất từ 41% đến 60% sức lao động do thương tật: mất khả năng lao động ở mức trung bình.

– Hạng 4: Mất từ 21 đến 40% sức lao động do thương tật: giảm nhẹ khả năng lao động.”

Theo đó, thương binh hạng 1/4 là đối tượng mất sức lao động từ 81% đến 100%, mất hoàn toàn khả năng lao động và cần có người phục vụ.

Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điểm l Khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh về ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020 thì:

Điều 14. Điều kiện công nhận liệt sĩ

1. Người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của Nhân dân thì được cơ quan có thẩm quyền xem xét công nhận là liệt sĩ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

l) Do vết thương tái phát là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 23 của Pháp lệnh này có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên, có bệnh án điều trị vết thương tái phát của bệnh viện tuyến huyện trở lên và biên bản kiểm thảo tử vong;

Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Bố bạn là ông Nguyễn Quốc Nhã, thương binh nặng hạng 1/4 (suy giảm 81% trở lên), chết ngày 31/3/2018 tại gia đình do vết thương tái phát. Do bố bạn mất tại nhà nên không có giấy xác nhận chết do vết thương tái phát của cơ sở y tế nên không đủ điều kiện xem xét xác nhận liệt sĩ.

Thứ hai, về hồ sơ xác nhận liệt sĩ:

Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Nghị định 131/2021/NĐ-CP thì hồ sơ, thủ tục xác nhân liệt sĩ thực hiện như sau:

– Đại diện thân nhân có đơn đề nghị kèm giấy tờ quy định tại khoản 8 Điều 17 Nghị định này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh thường trú trước khi chết.
Trường hợp không còn thân nhân thì cá nhân có đơn kèm giấy tờ quy định tại khoản 8 Điều 17 Nghị định này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh thường trú trước khi chết.

– Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ có trách nhiệm xác nhận đơn đề nghị, có văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện đề nghị cấp giấy chứng nhận hy sinh.

– Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ có văn bản đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp bản trích lục hồ sơ thương binh làm căn cứ để cấp giấy chứng nhận hy sinh. Trong thời gian 12 ngày kể từ ngày tiếp nhận bản trích lục hồ thương binh, có trách nhiệm kiểm tra, xác minh, cấp giấy chứng nhận hy sinh chuyển đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội kèm theo các giấy tờ quy định tại điểm a, điểm b khoản này.

– Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm: Cấp bản trích lục hồ sơ thương binh trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.

Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận liệt sĩ, có văn bản đề nghị kèm hồ sơ gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ.

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ và cơ quan, đơn vị cấp giấy chứng nhận hy sinh thực hiện theo trách nhiệm quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 18 Nghị định này.

Tái phát tại nhà

Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172

Kết luận:

Thương binh hạng 1/4 chết do vết thương tái phát phải có giấy xác nhận của cơ sở y tế thì mới thuộc diện được xem xét xác nhận là liệt sĩ. Hồ sơ xác nhận liệt sĩ bao gồm giấy báo tử và giấy xác nhận chết do vết thương tái phát của cơ sở y tế kèm hồ sơ thương binh theo quy định.

Trên đây là bài viết về vấn đề thương binh hạng 1/4 mất do vết thương tái phát tại nhà có được công nhận liệt sĩ. Ngoài ra, bác có thể tham khảo thêm bài viết:

Hồ sơ hưởng chế độ vợ liệt sĩ tái giá

Nhận mai táng phí cho thân nhân liệt sĩ hay người cao tuổi?

Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

luatannam