Thương binh mất thì người chăm sóc được hưởng những chế độ gì?
Thương binh mất thì người chăm sóc được hưởng những chế độ gì? Xin chào tổng đài tư vấn, cho tôi hỏi về vấn đề như sau: Tôi nghe nói bác tôi là thương binh hạng 1, bác không có vợ con, ông bà ngoại tôi cũng qua đời. Mẹ tôi là em gái ruột của bác nên đã đứng ra chăm sóc cho bác từ lúc còn sống cho đến khi chết. Vậy cho tôi hỏi cụ thể thông tin thương binh hạng 1 là bị suy giảm khoảng bao nhiêu %? Sau khi bác tôi chết, nhà nước có trợ cấp tiền mai táng cho bác tôi không? Số tiền là bao nhiêu? Mẹ tôi được hưởng hay ai được hưởng? Mẹ tôi có được hưởng tiền trợ cấp tuất hàng tháng khi bác tôi mất không? Mong tư vấn giải đáp giúp tôi, tôi xin cảm ơn.
- Các khoản trợ cấp cho thân nhân khi thương binh mất
- Người được nhận mai táng phí và trợ cấp một lần khi thương binh mất
Dịch vụ tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, mức suy giảm khả năng lao động của thương binh hạng 1
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 236-HĐBT thì thương binh được xếp thương tật theo 4 hạng:
– Hạng 1: mất từ 81% đến 100% sức lao động do thương tật; mất hoàn toàn khả năng lao động, cần có người phục vụ.
– Hạng 2: mất từ 61% đến 80% sức lao động do thương tật: mất phần lớn khả năng lao động, còn tự phục vụ được.
– Hạng 3: Mất từ 41% đến 60% sức lao động do thương tật: mất khả năng lao động ở mức trung bình.
– Hạng 4: Mất từ 21 đến 40% sức lao động do thương tật: giảm nhẹ khả năng lao động.”
Theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Bác bạn là thương binh hạng 1 – là đối tượng mất từ 81% đến 100% sức lao động do thương tật; mất hoàn toàn khả năng lao động, cần có người phục vụ.
Mẹ bạn là em gái ruột của bác nên đã đứng ra chăm sóc cho bác từ lúc còn sống cho đến khi chết nên được xác định là người chăm sóc thương binh.
Thứ hai, về trợ cấp mai táng phí khi thương binh hạng 1 mất
Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 25 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020 như sau:
“Điều 25. Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
5. Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.”
Bên cạnh đó, căn cứ theo Khoản 4 Điều 6 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020 pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì:
“Điều 6. Nguyên tắc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng
4. Người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng quy định tại khoản 12 Điều 16 và khoản 1 Điều 31 của Pháp lệnh này chết thì người hoặc tổ chức thực hiện mai táng được hưởng trợ cấp mai táng theo mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trường hợp thuộc nhiều đối tượng thì chỉ hưởng một trợ cấp mai táng.
Trường hợp các đối tượng quy định tại khoản này đồng thời thuộc đối tượng hưởng trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì hưởng trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trường hợp đồng thời thuộc đối tượng được hưởng chế độ mai táng do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật khác thì hưởng một chế độ mai táng với mức cao nhất.”
Theo đó, khi thương binh chết, người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí. Trường hợp bác bạn mất mà mẹ bạn là người tổ chức mai táng thì mẹ bạn sẽ nhận được tiền trợ cấp mai táng phí với mức trợ cấp sẽ bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà bác bạn mất. Mức lương cơ sở hiện nay theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP là 1.800.000 đồng nên trợ cấp mai táng phí tương đương 18.000.000 đồng.
Thứ ba, về trợ cấp tuất hàng tháng khi thương binh mất
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020 quy định như sau:
“Điều 3. Đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020 thì:
“Điều 25. Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
2. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất như sau:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;
b) Cha đẻ, mẹ đẻ sống cô đơn, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động sống cô đơn, con mồ côi cả cha mẹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đạc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng và trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng.”
Theo đó, dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; bác bạn là thương binh hạng 1, bác không có vợ con, ông bà ngoại bạn cũng qua đời. Mẹ bạn là em gái ruột của bác nên đã đứng ra chăm sóc cho bác từ lúc còn sống cho đến khi chết. Tuy nhiên, mẹ bạn không được xác định là thân nhân của thương binh nên sẽ không được hưởng tiền trợ cấp tuất hàng tháng khi bác bạn mất.
Trên đây là bài viết về vấn đề Thương binh mất thì người chăm sóc được hưởng những chế độ gì?
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Chính sách trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
->Thương binh suy giảm 81% khi mất có được công nhận liệt sĩ?
- Thân nhân có được hỗ trợ về nhà ở khi thương binh đã mất?
- Người hưởng tuất hàng tháng không có người trực tiếp nuôi dưỡng
- Người khuyết tật nhẹ khi chết có được hưởng tiền mai táng phí không?
- Chế độ khi được truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng
- Có được hưởng đồng thời 2 chế độ thương binh và mất sức lao động?