Trường hợp nào được hưởng đồng thời chế độ thương binh và mất sức lao động?
Mẹ đẻ ông Nguyễn Nhật Sơn tham gia kháng chiến năm 1966, là thương binh 4/4, tỷ lệ thương tật 21%. Năm 1975 mẹ ông Sơn chuyển ngành làm việc tại Công ty lương thực tỉnh Thuận Hải (cũ) sau đó nghỉ mất sức lao động. Mẹ ông Sơn có thời gian công tác thực tế là 21 năm 9 tháng, đang hưởng chế độ mất sức lao động. Như vậy, mẹ ông có được cùng lúc nhận 2 chế độ: Thương binh và mất sức lao động không? Mong tổng đài tư vấn giúp tôi, tôi xin cảm ơn.
- Điều dưỡng phục hồi sức khỏe khi vừa là thương binh và người bị địch bắt tù, đày
- Trường hợp nào được hưởng đồng thời trợ cấp thương binh và bệnh binh?
- Thương binh có được giám định lại thương tật khi vết thương cũ tái phát?
Tư vấn chế độ chính sách:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Vấn đề của bạn về trường hợp nào được hưởng đồng thời chế độ thương binh và mất sức lao động; chúng tôi xin trả lời như sau:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH như sau:
“Điều 23. Hồ sơ, thủ tục giải quyết chế độ đối với thương binh đồng thời là người hưởng chế độ mất sức lao động
1. Hồ sơ
a) Đơn đề nghị (Mẫu TB6);
b) Hồ sơ thương binh;
c) Hồ sơ hưởng chế độ mất sức lao động có một trong các giấy tờ sau:
Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ mất sức lao động có xác nhận thời gian công tác thực tế từ 20 năm trở lên hoặc chưa đủ 20 năm công tác thực tế nhưng có đủ 15 năm công tác liên tục trong quân đội, công an.
Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ mất sức lao động theo Nghị quyết 16-HĐBT ngày 08 tháng 02 năm 1982 của Hội đồng Bộ trưởng.
Biên bản giám định tách riêng tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật.
Biên bản giám định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ mất sức lao động đã khám tổng hợp tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật và bệnh tật, trong đó tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật từ 61% trở lên.”
Như vậy
Theo quy định trên thì một trong những trường hợp được giải quyết đồng thời chế độ thương binh và mất sức lao động là có thời gian công tác thực tế từ 20 năm trở lên hoặc chưa đủ 20 năm công tác thực tế nhưng có đủ 15 năm công tác liên tục trong quân đội, công an.
Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Mẹ đẻ ông Nguyễn Nhật Sơn tham gia kháng chiến năm 1966, là thương binh 4/4, tỷ lệ thương tật 21%. Năm 1975 mẹ ông Sơn chuyển ngành làm việc tại Công ty lương thực tỉnh Thuận Hải (cũ) sau đó nghỉ mất sức lao động. Mẹ ông Sơn có thời gian công tác thực tế là 21 năm 9 tháng, đang hưởng chế độ mất sức lao động. Do đó, trường hợp này mẹ của ông Sơn thuộc đối tượng được hưởng đồng thời chế độ thương binh và mất sức lao động.
Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172
Kết luận:
Trường hợp của mẹ ông Sơn có thời gian công tác thực tế từ 20 năm trở lên nên thuộc đối tượng được hưởng đồng thời chế độ thương binh và mất sức lao động theo quy định.
Trên đây là bài viết về vấn đề trường hợp nào được hưởng đồng thời chế độ thương binh và mất sức lao động. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Căn cứ cấp giấy chứng nhận bị thương để xem xét xác nhận là thương binh
Thủ tục giám định vết thương còn sót đối với thương binh như thế nào?
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Có thể truy lĩnh trợ cấp tiền tuất hàng tháng đối với con liệt sĩ không?
- Người cao tuổi đồng thời là thân nhân liệt sĩ mất được hưởng chế độ nào?
- Trợ cấp khi thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng mất
- Nộp hồ sơ hưởng trợ cấp hàng tháng cho người khuyết tật ở đâu?
- Giấy tờ làm căn cứ giải quyết trợ cấp theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg