Vấn đề hưởng các chế độ đối với con duy nhất của liệt sĩ
Tôi là con duy nhất của liệt sĩ. Mẹ tôi được hưởng chế độ tuất đối với thân nhân liệt sĩ từ năm 1977, đến năm 2008, mẹ tôi chết. Hàng năm, vào dịp Tết và ngày Thương binh – Liệt sĩ, tôi vẫn được nhận quà. Năm 2014, cán bộ phường thông báo, tôi bị cắt hưởng chế độ gia đình liệt sĩ và chế độ này được chuyển cho người cháu ruột của bố tôi ở xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Hiện tôi vẫn giữ Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ, Bằng Tổ quốc ghi công, các huân, huy chương của bố tôi. Tôi xin hỏi, địa phương làm như vậy có đúng quy định không?
- Đối tượng nào được hỗ trợ chi phí khi đi thăm viếng mộ liệt sĩ?
- Sau khi con liệt sĩ mất thì gia đình được hưởng chế độ gì?
- Người thờ cúng liệt sĩ có được cấp thẻ BHYT và hỗ trợ nhà ở không?
Tư vấn chế độ chính sách:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về chế độ đối với con duy nhất của liệt sĩ; chúng tôi xin trả lời như sau:
Căn cứ Khoản 4 Điều 4 và Khoản 1 Điều 21 Nghị định 31/2013/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
4. Người thờ cúng liệt sĩ là người con hưởng chế độ thờ cúng liệt sĩ; trường hợp không có hoặc không còn con thì là người được ủy quyền theo quy định của pháp luật”.
“Điều 21. Trợ cấp thờ cúng liệt sĩ
1. Liệt sĩ không còn người hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng thì người thờ cúng được hưởng trợ cấp thờ cúng mỗi năm một lần, mức trợ cấp 500.000 đồng”.
Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 2 Thông tư 16/2014/TT-BLĐTBXH quy định:
“Điều 2. Hướng dẫn Điều 21 của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP về trợ cấp thờ cúng liệt sĩ
1. Trường hợp liệt sĩ có nhiều con thì người thờ cúng liệt sĩ là một người con được những người con còn lại ủy quyền; nếu liệt sĩ chỉ có một con hoặc chỉ còn một con còn sống thì không phải lập biên bản ủy quyền.
Trường hợp con liệt sĩ có nguyện vọng giao người khác thực hiện thờ cúng liệt sĩ thì người thờ cúng là người được con liệt sĩ thống nhất ủy quyền.
Trường hợp liệt sĩ không có hoặc không còn con hoặc có một con duy nhất nhưng người con đó bị hạn chế năng lực hành vi, mất năng lực hành vi, cư trú ở nước ngoài hoặc không xác định được nơi cư trú thì người thờ cúng là người được gia đình hoặc họ tộc liệt sĩ ủy quyền.
2. Trường hợp người thờ cúng liệt sĩ chết trong năm nhưng trước thời điểm chi trả trợ cấp thì trợ cấp thờ cúng liệt sĩ của năm đó được chi trả cho người thờ cúng khác được ủy quyền”.
Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172
Như vậy, người thờ cúng liệt sĩ là người con hưởng chế độ thờ cúng liệt sĩ, trường hợp liệt sĩ không có hoặc không còn con thì người thờ cúng là người được gia đình hoặc họ tộc liệt sĩ ủy quyền. Trường hợp liệt sĩ không còn con thì gia đình, họ tộc có quyền quyết định cử người đại diện thờ cúng liệt sĩ. Và người thờ cúng được nhận trợ cấp thờ cúng và quà tặng của Chủ tịch nước.
Đối chiếu quy định trên, bạn là con duy nhất của liệt sĩ và là người thờ cúng liệt sĩ thì sẽ được nhận trợ cấp thờ cúng; quà tặng của Chủ tịch nước. Tuy nhiên, bạn lại bị cắt hưởng chế độ gia đình liệt sĩ và chế độ này được chuyển cho người cháu ruột của bố bạn là không đúng.
Bạn vui lòng liên hệ với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh (là nơi có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu hồ sơ gốc của liệt sĩ đang quản lý và ra quyết định trợ cấp thờ cúng) để được giải đáp.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Tranh chấp khi xác định người có quyền thờ cúng liệt sĩ
Thủ tục ủy quyền thờ cúng liệt sĩ như thế nào?
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Được truy lĩnh tiền mai táng phí của người có huân chương không?
- Hưởng trợ cấp xã hội cho đối tượng người khuyết tật
- Dân công hỏa tuyến tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc
- Trợ cấp tuất của vợ người nhiễm chất độc hóa học là bao nhiêu
- Hồ sơ hưởng chế độ huân, huy chương khi người có công đã chết