Xác định người thờ cúng liệt sĩ theo quy định hiện hành như thế nào?
Người bác rể của tôi được mẹ liệt sĩ làm giấy chia tài sản, trong đó có phần thờ cúng liệt sĩ từ năm 1963, sau khi bác rể chết, các con được quyền thờ cúng liệt sĩ. Giấy chia tài sản có chữ ký của cháu trong nội tộc và anh trai của người bác rể, không có xác nhận của chính quyền địa phương. Đến nay mẹ liệt sĩ chết, liệt sĩ không có vợ con, anh em ruột với liệt sĩ cũng không còn ai, chỉ còn chị dâu, cháu dâu và các cháu của liệt sĩ. Vậy, bác gái của tôi và con bác có được đứng ra làm người thờ cúng liệt sĩ không?
- Người thờ cúng liệt sĩ do gia đình hay họ tộc tự quyết định?
- Trường hợp liệt sĩ không có con thì ai sẽ là người thờ cúng?
- Có được nhận 2 suất quà của thân nhân liệt sĩ và người thờ cúng liệt sĩ?
Tư vấn chế độ chính sách:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Vấn đề của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
Căn cứ Khoản 4 Điều 4 Nghị định 31/2013/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
4. Người thờ cúng liệt sĩ là người con hưởng chế độ thờ cúng liệt sĩ; trường hợp không có hoặc không còn con thì là người được ủy quyền theo quy định của pháp luật”.
Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 2 Thông tư 16/2014/TT-BLĐTBXH có quy định:
“Điều 2. Hướng dẫn Điều 21 của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP về trợ cấp thờ cúng liệt sĩ
1. Trường hợp liệt sĩ có nhiều con thì người thờ cúng liệt sĩ là một người con được những người con còn lại ủy quyền; nếu liệt sĩ chỉ có một con hoặc chỉ còn một con còn sống thì không phải lập biên bản ủy quyền.
Trường hợp con liệt sĩ có nguyện vọng giao người khác thực hiện thờ cúng liệt sĩ thì người thờ cúng là người được con liệt sĩ thống nhất ủy quyền.
Trường hợp liệt sĩ không có hoặc không còn con hoặc có một con duy nhất nhưng người con đó bị hạn chế năng lực hành vi, mất năng lực hành vi, cư trú ở nước ngoài hoặc không xác định được nơi cư trú thì người thờ cúng là người được gia đình hoặc họ tộc liệt sĩ ủy quyền”.
Theo đó, trường hợp liệt sĩ không có hoặc không còn con thì một người đại diện được gia đình hoặc họ tộc liệt sĩ thống nhất ủy quyền bằng biên bản sẽ là người thờ cúng liệt sĩ hợp pháp và được hưởng trợ cấp thờ cúng.
Như vậy, người đại diện thờ cúng liệt sĩ hoàn toàn do gia đình hoặc họ tộc liệt sĩ tự quyết định, có thể là anh, em, cô, dì, chú, bác, cháu… của liệt sĩ. Vì vậy, việc xác định người đại diện là do họ tộc liệt sĩ họp, thống nhất nếu chưa có sự thống nhất thì chưa có cơ sở giải quyết chế độ trợ cấp thờ cúng liệt sĩ.
Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172
Kết luận: Bác bạn và con của bác có thể là người thờ cúng liệt sĩ nếu được họ tộc liệt sĩ ủy quyền bằng văn bản.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ có cần biên bản ủy quyền không?
Trợ cấp thờ cúng liệt sĩ khi có thân nhân đang hưởng tuất hàng tháng
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Có thể đổi lại huy hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng bị gãy hỏng không?
- Trợ cấp người già ở TP Hồ Chí minh là bao nhiêu?
- Trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng cho thân nhân người hoạt động cách mạng
- Mức hỗ trợ chi phí đi lại và tiền ăn khi thân nhân thăm viếng mộ liệt sĩ
- Hưởng đồng thời trợ cấp bệnh binh và trợ cấp người cao tuổi