Xác định thương binh khi không còn quyết định phục viên
Tôi nhập ngũ năm 1978, chiến đấu tại Mặt trận phía Tây Nam tại đơn vị C13, D6E2F9, Quân đoàn 4, phục viên về địa phương năm 1982 nhưng không còn quyết định phục viên. Hiện chỉ còn bản gốc giấy chứng nhận bị thương ở Viện Quân đoàn 4 thuộc Sư đoàn 9; Bằng khen của Bộ Quốc phòng, đã được hưởng chế độ theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg. Tôi làm hồ sơ xin xét duyệt chế độ thương binh, Ban chỉ huy quân sự TP. Phủ Lý yêu cầu phải có bản gốc quyết định phục viên mới chấp nhận hồ sơ. Vậy, trường hợp của tôi phải làm như thế nào?
- Quy định về các trường hợp được xem xét xác nhận là thương binh
- Có được hưởng đồng thời 2 chế độ thương binh và mất sức lao động?
- Thương binh có vết thương tái phát có được giám định lại thương tật?
Tư vấn chế độ chính sách:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
Căn cứ Khoản 5 Điều 11 Thông tư 202/2013/TT-BQP quy định như sau:
“Điều 11. Hồ sơ xác nhận
5. Đối với người bị thương đã chuyển ra ngoài Quân đội chưa được giám định thương tật
Hồ sơ: 04 bộ (lưu tại đơn vị cấp giấy chứng nhận bị thương; đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng; Hội đồng Giám định y khoa; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi quản lý và thực hiện chế độ), mỗi bộ gồm:
a) Đơn đề nghị của đối tượng (Mẫu TB6);
b) Giấy chứng nhận bị thương (Mẫu TB1);
c) Giấy tờ làm căn cứ cấp giấy chứng nhận bị thương;
d) Bản sao có chứng thực quyết định phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, hưu trí, thôi việc. Trường hợp không còn quyết định thì phải có giấy xác nhận của Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện về thời gian công tác trong Quân đội;
đ) Công văn đề nghị của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 3 Thông tư này;
e) Phiếu thẩm định của Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị (Mẫu XD);
g) Biên bản giám định thương tật của Hội đồng Giám định y khoa (Mẫu TB2)”.
Theo đó, hồ sơ xác nhận thương binh cần phải có Bản sao có chứng thực quyết định phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, hưu trí, thôi việc. Trường hợp không còn quyết định thì phải có giấy xác nhận của Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện về thời gian công tác trong Quân đội.
Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172
Bạn cho biết bạn nhập ngũ năm 1978, chiến đấu tại Mặt trận phía Tây Nam. Hiện nay bạn còn giấy chứng nhận bị thương gốc nhưng không còn quyết định phục viên. Để xác nhận là thương binh, bạn vui lòng liên hệ với Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện khi về phục viên để được xem xét, cấp giấy xác nhận về thời gian công tác trong Quân đội theo quy định.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Các trường hợp có thể được xác định là thương binh loại A
Điều kiện tiêu chuẩn xác nhận đối tượng thương binh và liệt sĩ
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Thời điểm hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng của vợ bệnh binh
- Điều kiện di chuyển mộ liệt sĩ theo nguyện vọng của thân nhân
- Người phục vụ bệnh binh có được hưởng trợ cấp?
- Thương binh đã giám định do vết thương cũ tái phát có được giám định lại?
- Thương binh đang công tác được hưởng chế độ điều dưỡng sức khỏe?