Không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
“Xin luật sư tư vấn cho tôi về tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành”
- Tư vấn về tội không tố giác tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015
- Các hành vi cấu thành tội che giấu tội phạm theo quy định pháp luật
- Hành vi de dọa chiếm đoạt tài sản
Tư vấn pháp luật hình sự
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp về: Không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 132 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng thì:
“Điều 132. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
……………………………………
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Mặt khác, căn cứ theo hướng dẫn tại Mục 5 Chương II Nghị quyết Số: 04-HĐTPTANDTC/NQ Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự thì:
“5. Tội cố ý không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (Điều 107). Nguy hiểm đến tính mạng (sắp chết) hoặc có thể chết (như: sắp chết đuối; bị thương tích nặng do tai nạn giao thông gây ra…), tuy có điều kiện mà không cứu giúp (tức là có khả năng cứu giúp và sự cứu giúp không gây nguy hiểm cho bản thân hoặc cho người khác) mà cố ý bỏ mặc, dẫn đến chết người.
– Theo khoản 2, người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm (như: cùng đi tắm ở sông, người biết bơi đùa nghịch làm người không biết bơi bị chới với sắp chìm mà không cứu vớt) hoặc là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp, có nghĩa vụ phải cứu giúp (như thủy thủ tàu đang đi trên sông, trên biển đối với người đang vật vờ trên mặt nước, bác sĩ đối với bệnh nhân đang cần cấp cứu…).
Đối với trường hợp điều khiển phương tiện giao thông vận tải gây ra tai nạn rồi bỏ chạy, cố ý không cứu giúp người bị nạn để trốn tránh trách nhiệm thì xử lý theo Điều 186, khoản 2, điểm b (tội vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải gây hậu quả nghiêm trọng).”
Từ quy định nêu trên có thể rút ra các dấu hiệu cơ bản của tội phạm như sau:
1. Về phía người phạm tội
– Người phạm tội có điều kiện mà không cứu giúp.
Một người khi thấy người khác ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, có điều kiện cứu được người đó khỏi chết mà không cứu thì bị coi là có tội. Tính mạng là khả năng thực tế có thể cứu được người sắp chết. Khả năng này có thể do bẩm sinh, do rèn luyện, do học tập hoặc do tính chất nghề nghiệp mà có.
Khi xét một trường hợp cụ thể lại phải căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể lúc xảy ra tình trạng nguy hiểm đến tính mạng của người bị nạn, chứ không chỉ căn cứ vào khả năng sẵn có của người cứu giúp. Khả năng sẵn có của một người chỉ là tiền đề (cơ sở) tạo điều kiện để có thể cứu được người bị nguy hiểm đến tính mạng, còn thực tế có cứu được hay không lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác. Khả năng của con người chỉ phát huy được khi nó có những điều kiện cần thiết. Ngược lại, điều kiện có nhưng người ở trong điều kiện lại không có khả năng mà không cứu được người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng dẫn đến người này bị chết thì cũng không coi là phạm tội.
– Người phạm tội phải là người không có hành động nào nhằm cứu người bị hại thì mới coi là phạm tội.
Không hành động là một biểu hiện tiêu cực, lẽ ra họ phải có nghĩa vụ làm mọi việc để loại trừ sự nguy hiểm cho xã hội nhưng lại không làm nên dẫn đến hậu quả. Nếu họ đã có hành động nhưng vẫn không cứu được người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng thì cũng không coi là phạm tội. Ví dụ: Một người thấy một người sắp chết đuối đã bơi ra giữa dòng sông để cứu nhưng bơi gần tới nơi thì nạn nhân đã chìm, bị nước cuốn đi, người này đã lặn xuống mò tìm kiếm nhưng vẫn không thấy. Tuy nhiên, nếu đang hành động, không có một trở ngại nào ngăn cản mà tự ý dừng lại mặc dù vẫn còn điều kiện cứu mà không cứu để người bị nạn chết thì vẫn bị coi là phạm tội. Ví dụ: Một người làm nghề đánh cá thấy một người sắp chết đuối định chèo thuyền đến cứu vớt, nhưng người vợ lại nói: “cứu người chết đuối làm ăn chẳng ra gì”. Vì nghe lời vợ, nên đã không cứu để người bị nạn chết.
– Lỗi của người phạm tội phải là do cố ý.
Người phạm tội biết rõ người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng nếu không cứu được thì sẽ chết và biết rõ mình có điều kiện cứu mà cố tình không cứu. Nếu còn nhận thức không rõ ràng tình trạng của nạn nhân hoặc khả năng của mình thì không coi là phạm tội.
2. Về phía nạn nhân
– Nạn nhân phải thực sự đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
Người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là trường hợp họ sắp bị chết, nhưng nếu được cứu thì sẽ không bị chết như: sắp chết, bị ngộ độc, bị thương nặng ra nhiều máu chưa được băng bó, mắc bệnh hiểm nghèo v.v… Nhưng nếu nạn nhân chưa ở trong tình trạng trên có người biết nhưng không cứu giúp, sau đó bị chết vì lý do khác thì người không cứu trước đó không coi là phạm tội.
– Người bị hại phải bị chết thì hành vi không cứu giúp mới cấu thành tội phạm
Người không được cứu phải chết thì người không cứu mới là phạm tội, nếu trước đó có người cố tình không cứu, nhưng sau đó lại được người khác cứu nên không chết thì người có hành vi cố tình không cứu trước đó chưa phải là hành vi phạm tội này.
Tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến 24/7: 1900 6172
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra thì bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
- Gây tai nạn rồi bỏ chạy có phạm thêm tội không cứu giúp người khác không?
- Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Làm bảo vệ cho xới bạc thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
- Tư vấn về giai đoạn chuẩn bị phạm tội theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015
- Phải xử lý thế nào khi bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản
- Thế nào là giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình
- Tư vấn về hình phạt bổ sung tịch thu tài sản