Tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật
“Xin luật sư tư vấn cho tôi về Tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành”
- Tư vấn thế nào là giết người vì động cơ đê hèn
- Dùng dao đâm chết người khác thì có phạm tội giết người không?
- Tội giết người hay cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả làm chết người?
Tư vấn pháp luật hình sự:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn về: Tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 372 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về Tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật thì:
“Điều 372. Tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án làm trái pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
………………………………………..
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
– Theo quy định trên, thì chủ thể của tội này là người có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy Nhà nước hoặc tổ chức xã hội, có quyền lực đối với nhân viên tư pháp; đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình như: ra chỉ thị, muốn chủ quan của mình, nếu không theo sẽ gặp khó khăn cho bản thân hoặc trong công tác (như bị thi hành kỷ luật, mất thành tích, không được đề bạt hoặc mất quyền lợi khác…), mặc dù họ đã được nhân viên tư pháp trình bày rõ việc làm đó là trái pháp luật.
Nếu người có chức vụ, quyền hạn chỉ “nhờ vả” (không có tính chất ép buộc) nhân viên tư pháp mà người này lại tự nguyện làm thì sự “nhờ vả” đó không cấu thành tội phạm này.
– Phải có sự ép buộc làm trái pháp luật một cách nghiêm trọng như: ép buộc bắt giam người chỉ vi phạm nhỏ, tạm tha người đang cần phải tạm giữa hoặc tha người phạm tội không thể tha được, ép buộc truy tố người không có tội hoặc phạt nặng người phạm tội ít nghiêm trọng; ép buộc nhanh chóng xử ly hôn không trải qua điều tra, lập hồ sơ đầy đủ và tiến hành hòa giải… Sự ép buộc đó là đối với nhân viên tư pháp (như điều tra viên, kiềm sát viên, thẩm pháp, bội thẩm nhân dân, thư ký Tòa án, giám định viên…) tức là những người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi tố tụng.
– Người ép buộc thực hiện hành vi một cách cố ý tức là biết sai mà vẫn làm. Động cơ cá nhân (nếu có) chỉ có ý nghĩa về lượng hình.
Nếu do nghe báo cáo không chính xác mà quyết định cụ thể, không biết đó là sai, thì không cấu thành tội phạm này. Nếu do thiếu trách nhiệm mà ép buộc, gây hậu quả nghiêm trọng thì bị xử lý theo Điều 220 (tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng).
Nhân viên tư pháp biết rõ là bị ép buộc làm trái pháp luật mà vẫn làm, thì cũng phải chịu trách nhiệm hình sự (tùy theo hành vi cụ thể mà xử lý theo Điều 232 hoặc Điều 220).
Tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến 24/7: 1900 6172
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật. Ngoài ra thì bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
- Tội ra bản án trái pháp luật theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành
- Tội ra quyết định trái pháp luật theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015
Trong quá trình còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp
- Tổng đài tư vấn trực tuyến về luật hình sự 1900 6172
- Tư vấn thế nào là phòng vệ chính đáng theo quy định của bộ luật hình sự
- Tư vấn về tội cưỡng bức lao động theo quy định Bộ luật Hình sự
- Ghép ảnh nóng người khác đăng lên facebook có bị xử lý hình sự?
- Đang chờ cấp bằng lái xe mà gây tai nạn thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?