Tư vấn về tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động
Xin luật sư tư vấn cho tôi về tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động
Bài viết liên quan:
- Tư vấn về tội gian lận bảo hiểm y tế theo quy định Bộ luật Hình sự hiện hành
- Tư vấn về tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
- Tư vấn về tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm theo quy định Bộ luật Hình sự
Tư vấn pháp luật hình sự
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Tư vấn về tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, Tổng đài xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ quy định tại Điều 216 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động:
“Điều 216. Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động
1. Người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
b) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
c) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người lao động;
d) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người lao động trở lên;
c) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.”
Như vậy, Trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động là tội danh mới được bổ sung vào BLHS năm 2015.
– Về chủ thể của tội phạm: chủ thể thực hiện hành vi phạm tội quy định tại Điều này gồm cá nhân và pháp nhân thương mại.
– Về mặt chủ quan của tội phạm: tội phạm này được thực hiện với lỗi cố ý, bởi hành vi phạm tội được mô tả: “người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ…”
– Về khách thể của tội phạm: khách thể cần được bảo vệ của tội phạm này có thể chia thành khách thể trực tiếp và khách thể gián tiếp.
Khách thể trực tiếp chính là quyền và lợi ích của người lao động, người tham gia bảo hiểm.
Khách thể gián tiếp là sự ổn định, an toàn của chính sách phúc lợi, an sinh xã hội, là sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước
– Về mặt khách quan của tội phạm: mặt khách quan của tội phạm này được thể hiện qua hành vi trốn đóng hoặc không đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định từ 06 tháng trở lên thông qua thủ đoạn gian dối hoặc thủ đoạn khác.
– Về cấu thành cơ bản của tội phạm: Theo quy định của Điều luật này thì cá nhân hoặc pháp nhân thương mại sẽ bị coi là phạm tội nếu thuộc một trong 02 trường hợp: (i) thực hiện hành vi nêu trên với số tiền trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng trở lên; (ii) thực hiện hành vi nêu trên đối với từ 10 người lao động trở lên.
Tư vấn pháp luật hình sư trực tuyến 24/7: 1900 6172
– Chế tài hình sự: Điều luật này quy định hình phạt phù hợp đối với mỗi loại chủ thể thực hiện tội phạm.
Hình phạt đối với cá nhân: gồm 03 loại hình phạt chính là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ và phạt tù có thời hạn. Ngoài ra, cùng với hình phạt chính, cá nhân còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
Hình phạt đối với pháp nhân: hình phạt chính đối với pháp nhân phạm tội này chỉ có một hình phạt duy nhất, đó là phạt tiền. Theo đó, pháp nhân phạm tội sẽ bị phạt tiền với mức phạt thấp nhất là 200.000.000 đồng và cao nhất là 3.000.000.000 đồng.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về: Tư vấn về tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Tư vấn về tội gian lận bảo hiểm y tế theo quy định Bộ luật Hình sự hiện hành
- Tư vấn về tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
Trong quá trình còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp
- Tư vấn về tổng hợp hình phạt trong trường hợp người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội
- Giả mạo người khác trên facebook có phạm tội vu khống?
- Tư vấn về tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép
- Tư vấn về tội cướp biển theo quy định Bộ luật Hình hiện hành
- Đặt điều nói người khác ăn trộm điện thoại có thể kiện tội vu khống được không?