Nội dung câu hỏi:
Chào các anh/chị trong nhóm. Các anh/chị cho em hỏi hiện tại em đang làm việc ở bộ phận văn phòng, sắp tới em nghỉ thai sản, trong thời gian đó sẽ có 1 bạn cùng văn phòng hỗ trợ tiếp nhận công việc của em. Vậy đến khi hết chế độ thai sản em quay trở lại mà công ty muốn điều chuyển em đi vị trí khác thì có vi phạm luật dành cho người nuôi con dưới 12 tháng không ạ?
Trường hợp 1: điều chuyển sang vị trí khác mà vẫn làm ở văn phòng
Trường hợp 2: điều chuyển sang vị trí khác nhưng điều chuyển xuống xưởng vụ
Mong anh/chị biết luật hỗ trợ tư vấn giúp em ạ. Em xin cảm ơn.
- Điều kiện chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng
- Thời hạn và tiền lương khi điều chuyển người lao động làm công việc khác
- Tiền lương tối thiểu khi điều chuyển công việc của người lao động
Điều chuyển người lao động làm công việc khác so với HĐ sau khi nghỉ Thai sản
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn về: Bị Công ty điều chuyển công việc khác sau khi nghỉ thai sản; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Điều kiện điều chuyển NLĐ sang làm công việc khác
Căn cứ Khoản 1 Điều 29 Bộ luật lao động năm 2019 quy định như sau:
“Điều 29. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động
1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm; trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.
Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.”
Theo quy định nêu trên, người sử dụng lao động chỉ được chuyển NLĐ làm công việc khác trong hợp đồng khi thuộc một trong các trường hợp như sau:
(1) Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước;
(2) Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh;
Lưu ý: Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.
Như vậy, trong trường hợp này: bạn nghỉ thai sản nhưng khi quay lại làm việc thì bị công ty điều chuyển sang làm công việc khác mà không phải là một trong các trường hợp nêu trên sẽ là trái quy định của pháp luật.
Khi bị công ty điều chuyển công việc khác cần lưu ý những gì?
Thứ nhất: Xem xét lý do điều chuyển công việc và đối chiếu với các lý do tại Khoản 1 Điều 29 nêu trên. Nếu Công ty lấy lý do điều chuyển công việc vì nhu cầu sản xuất, kinh doanh cần kiểm tra lại nội quy lao động làm cơ sở giải quyết.
Thứ hai: Thời hạn điều chuyển công việc là không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm; trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.
Thứ ba: Trách nhiệm thông báo: Người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.
Thứ tư: Tiền lương trong thời gian điều chuyên công việc: được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Kết luận:
Trong trường hợp này: Bạn đi làm lại sau khi hết thời gian thai sản và bị công ty điều chuyển công việc khác so với hợp đồng lao động, bạn nên lưu ý các vấn đề như: căn cứ điều chuyển, thời hạn điều chuyển, mức lương … Nếu vi phạm các quy định trên bạn có thể yêu cầu công ty giải quyết hoặc làm đơn đến phòng lao động thương binh và xã hội để bảo vệ quyền lợi của mình.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
- Bị hạ bậc lương khi điều chuyển công việc có đúng không?
- Tự ý điều chuyển người lao động sang làm việc khác với hợp đồng
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp
- Quyền khiếu nại tiếp tục sau khi đã rút đơn khiếu nại về lao động
- Mức lương tối thiểu trả cho NLĐ làm việc tại Thành phố Đà Nẵng
- NLĐ ra nước ngoài định cư có được đơn phương chấm dứt HĐLĐ?
- Có vừa được hưởng trợ cấp thôi việc vừa được hưởng bảo hiểm thất nghiệp
- Có phải trả trợ cấp thôi việc cho người đang thử việc không?