Bồi thường khi cho NLĐ nghỉ việc do thay đổi cơ cấu
Tôi đang làm việc ở công ty được hơn 1 năm. Hiện nay, Công ty có kế hoạch thay đổi mặt hàng sản xuất nên phải cho một số người lao động, trong đó có tôi, nghỉ việc. Khi phải nghỉ việc như vậy, Công ty có trách nhiệm bồi thường như thế nào với tôi. Mong anh, chị giải đáp giúp.
- Hiểu thế nào về trường hợp công ty thay đổi cơ cấu công nghệ?
- Có phải báo trước cho người lao động phải nghỉ việc vì thay đổi cơ cấu?
- Giảm nhân sự do thay đổi cơ cấu phải thông báo Sở LĐTBXH?
Hỗ trợ tư vấn Luật Lao động trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Trường hợp công ty của bạn chấm dứt hợp đồng lao động với bạn vì thay đổi mặt hàng sản xuất là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động vì lí do thay đổi cơ cấu được quy định tại Khoản 11, Điều 34, Bộ luật lao động 2019. Trong trường hợp cho Người lao động nghỉ việc do thay đổi cơ cấu như vậy, bạn sẽ được công ty trả trợ cấp mất việc làm. Vì khoản 1, điều 47, bộ luật lao động 2019 có quy định như sau:
“Điều 47. Trợ cấp mất việc làm
1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật này, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.”
Như vậy, bạn được phía công ty trả trợ cấp mất việc làm vì hợp đồng lao động của bạn chấm dứt theo Khoản 11, Điều 34, Bộ luật lao động và bạn đã làm việc cho người sử dụng lao động hơn 1 năm.
Mặt khác, tại Khoản 2, Điều 8, Nghị định 145/2020/NĐ-CP có hướng dẫn về trợ cấp mất việc làm như sau:
“Điều 8. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật Lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật Lao động.
Trường hợp người lao động có thời gian làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên mất việc làm nhưng thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm quy định tại khoản 3 Điều này ít hơn 24 tháng thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.”
Đối chiếu quy định nêu trên với thời gian làm việc hơn 1 năm tại công ty của bạn thì thời gian để tính trợ cấp mất việc cho bạn sẽ thuộc trường hợp dưới 24 tháng. Vì vậy, người sử dụng lao động sẽ trả cho bạn trợ cấp mất việc bằng 2 tháng lương.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết sau: Tiền lương để làm căn cứ tính trợ cấp mất việc làm
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật lao động trực tuyến 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- NLĐ có được tạm ứng tiền lương ngày nghỉ phép năm 2023 không?
- Rút ngắn thời giờ làm việc trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu
- Thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn đối với người giúp việc gia đình
- Xử lý HĐLĐ vô hiệu do người ký kết không đúng thẩm quyền
- Có được xử lý kỷ luật hành vi không có trong nội quy lao động?