Cách thức để NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật
Tổng đài tư vấn cho em hỏi làm như thế nào để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động xác định thời hạn mà không trái quy định của pháp luật? Em làm việc theo HĐLĐ với thời hạn 2 năm nhưng làm được 7 tháng thì gia đình em ở quê có người bị ốm nặng cần người chăm sóc nên em không thể tiếp tục làm việc. Vậy em có được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ không và làm cách nào để chấm dứt đúng quy định? Trường hợp chấm dứt HĐLĐ đúng quy định thì em có được nhận tiền trợ cấp thất nghiệp không? Em xin cảm ơn rất nhiều.
- Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi NLĐ bị ốm đau dài ngày
- Bồi thường khi NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật
Luật sư tư vấn Luật lao động qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, cách thức để NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn khi đáp ứng được các điều kiện sau đây sẽ được xác định là đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động đúng quy định:
– Về căn cứ đơn phương chấm dứt HĐLĐ
Theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 35 Bộ luật lao động năm 2019 như sau:
“Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.”
Theo đó, nếu bạn có các lý do nêu trên thì bạn được quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng với người sử dụng lao động.
– Về thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 Bộ luật lao động năm 2019 như sau:
Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.”
Theo đó, khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ xác định thời hạn với một trong các lý do nêu tại Khoản 2 Điều 35 Bộ luật lao động 2019 nêu trên thì bạn sẽ phải thông báo trước cho công ty ít nhất 30 ngày.
Vì vậy, để đơn phương chấm dứt HĐLĐ xác định thời hạn đúng luật bạn sẽ phải thuộc các trường hợp trên.
Thứ hai, đơn phương chấm dứt HĐLĐ có được hưởng TCTN?
Căn cứ theo quy định tại Điều 49 Luật việc làm năm 2013 như sau:
“Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Chết.”
Như vậy, khi bạn đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng quy định và đáp ứng được các điều kiện theo quy định trên thì bạn sẽ được hưởng TCTN.
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ đến Tổng đài tư vấn Luật Lao động: 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn và giải đáp trực tiếp.
->Con nuôi bị bệnh có được đơn phương chấm dứt HĐLĐ không?
- Thực hiện việc cho thuê lại lao động mà không có sự đồng ý của NLĐ
- Hồ sơ, thủ tục để NLĐ nhận tiền hỗ trợ dịch Covid theo Quyết định 15/TTg
- Mức phạt khi chuyển NLĐ làm công việc khác mà không có văn bản đồng ý
- Chia thừa kế theo pháp luật
- Cho lao động nữ đang mang thai nghỉ việc khi cải tiến thiết bị sản xuất